Hội viên danh dự của Hội Kiểm toán viên hành nghề của Việt Nam là ai? Hội viên danh dự thực hiện những nhiệm vụ gì?
Hội viên danh dự của Hội Kiểm toán viên hành nghề của Việt Nam là ai?
Theo khoản 4 Điều 6 Điều lệ của Hội Kiểm toán viên hành nghề của Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 63/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Tiêu chuẩn và hình thức hội viên
1. Hội viên của Hội Kiểm toán viên hành nghề gồm: Hội viên chính thức, Hội viên liên kết và Hội viên danh dự.
...
4. Hội viên danh dự
Là người có uy tín, có năng lực hoạt động về kế toán, kiểm toán đã có nhiều thành tích đóng góp xây dựng Hội được Hội viên của Hội tôn vinh.
Hội viên liên kết và Hội viên danh dự không được tham gia ứng cử, đề cử vào Ban Lãnh đạo Hội và không được biểu quyết các vấn đề của Hội.
Theo quy định nêu trên thì Hội viên danh dự của Hội Kiểm toán viên hành nghề của Việt Nam là người có uy tín, có năng lực hoạt động về kế toán, kiểm toán đã có nhiều thành tích đóng góp xây dựng Hội được Hội viên của Hội tôn vinh.
Lưu ý: Hội viên danh dự của Hội Kiểm toán viên hành nghề của Việt Nam không được tham gia ứng cử, đề cử vào Ban Lãnh đạo Hội và không được biểu quyết các vấn đề của Hội.
Hội viên danh dự của Hội Kiểm toán viên hành nghề thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo Điều 10 Điều lệ của Hội Kiểm toán viên hành nghề của Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 63/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Nhiệm vụ của Hội viên
1. Nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ, chính sách, Pháp luật Nhà nước, nội quy, quy chế và các Nghị quyết, Quyết định của Hội; Tích cực tham gia hoạt động Hội.
2. Tham gia thường xuyên sinh hoạt Hội và đóng Hội phí đầy đủ theo quy định của BCH Hội (Hội viên danh dự không phải đóng Hội phí).
3. Không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ, khả năng về mọi mặt, đặc biệt là trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm về kiểm toán, kế toán, tài chính và trình độ quản lý.
4. Giữ gìn và đề cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.
5. Nâng cao uy tín nghề nghiệp; tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và danh tiếng của Hội; Bảo vệ danh dự và lợi ích của Hội; Vận động mọi người hưởng ứng các hoạt động của Hội; Tham gia tích cực vào việc phát triển Hội viên mới.
6. Chủ động và thường xuyên liên lạc với Văn phòng Hội.
Theo đó, Hội viên danh dự của Hội Kiểm toán viên hành nghề thực hiện những nhiệm vụ như sau:
- Nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ, chính sách, Pháp luật Nhà nước, nội quy, quy chế và các Nghị quyết, Quyết định của Hội; Tích cực tham gia hoạt động Hội.
- Tham gia thường xuyên sinh hoạt Hội và đóng Hội phí đầy đủ theo quy định của BCH Hội (Hội viên danh dự không phải đóng Hội phí).
- Không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ, khả năng về mọi mặt, đặc biệt là trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm về kiểm toán, kế toán, tài chính và trình độ quản lý.
- Giữ gìn và đề cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.
- Nâng cao uy tín nghề nghiệp; tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và danh tiếng của Hội; Bảo vệ danh dự và lợi ích của Hội; Vận động mọi người hưởng ứng các hoạt động của Hội; Tham gia tích cực vào việc phát triển Hội viên mới.
- Chủ động và thường xuyên liên lạc với Văn phòng Hội.
Hội Kiểm toán viên hành nghề của Việt Nam (Hình từ Internet)
Quyền hạn của Hội viên danh dự của Hội Kiểm toán viên hành nghề là gì?
Theo Điều 11 Điều lệ của Hội Kiểm toán viên hành nghề của Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 63/2005/QĐ-BNV quy định quyền hạn của Hội viên danh dự như sau:
Quyền của Hội viên
1. Được trực tiếp tham gia các hoạt động của Hội; Được cung cấp các thông tin về việc ban hành, bổ sung, sửa đổi các chế độ, chính sách, pháp luật Nhà nước, các thông tin quốc tế về kiểm toán, kế toán và các thông tin khác; Được tham dự các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khóa cập nhật kiến thức về tài chính, kế toán, kiểm toán do Hội tổ chức hoặc phối hợp tổ chức.
2. Được Hội bảo trợ, tạo điều kiện để thực hiện các sáng kiến, cải tiến nghiệp vụ kiểm toán hoặc nghiên cứu các đề tài khoa học về kinh tế, tài chính theo khả năng của Hội.
3. Được quyền yêu cầu Hội bảo vệ lợi ích hợp pháp trong hoạt động nghề nghiệp của cá nhân Hội viên khi bị xâm phạm.
4. Được kiến nghị với Hội đề nghị cơ quan Nhà nước những vấn đề cần sửa đổi bổ sung, hoàn thiện các chính sách, chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán; Kiến nghị sửa đổi, bổ sung về chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan đến hoạt động của Hội.
5. Hội viên chính thức được ứng cử, đề cử và bầu cử vào các cơ quan Lãnh đạo của Hội; Được tham dự và biểu quyết trong các Hội nghị của Hội. Hội viên chính thức được quyền ủy quyền cho Hội viên chính thức khác thực hiện các quyền của mình.
6. Được làm đơn xin ra khỏi Hội khi xét thấy không đủ điều kiện tiếp tục tham gia. Người có nguyện vọng xin ra khỏi Hội làm đơn gửi Văn phòng Hội, Văn phòng Hội xem xét hồ sơ và đề nghị Chủ tịch Hội quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?