Hội viên liên kết của Ban Kiểm tra Hội Rối loạn đông máu Việt Nam có được ứng cử vào Ban Kiểm tra Hội không?
Ban Kiểm tra Hội Rối loạn đông máu Việt Nam gồm những ai?
Ban Kiểm tra Hội được quy định tại Điều 16 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Rối loạn đông máu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 938/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Ban Kiểm tra Hội
1. Ban Kiểm tra Hội gồm Trưởng ban, Phó trưởng ban (nếu có) và một số ủy viên do Đại hội bầu ra. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Kiểm tra do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm tra cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm tra:
a) Bầu hoặc miễn nhiệm Trưởng ban, Phó trưởng ban; bầu bổ sung hoặc miễn nhiệm ủy viên Ban Kiểm tra;
b) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ Hội, nghị quyết Đại hội; nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các quy chế của Hội trong hoạt động của các tổ chức, đơn vị trực thuộc Hội, hội viên;
c) Kiểm tra tư cách hội viên, kiểm tra việc tham gia các hoạt động để biểu dương, khen thưởng, đồng thời phát hiện những vi phạm để kịp thời chấn chỉnh;
...
Như vậy, theo quy định, Ban Kiểm tra Hội Rối loạn đông máu Việt Nam gồm: Trưởng ban, Phó trưởng ban (nếu có) và một số ủy viên do Đại hội bầu ra.
Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Kiểm tra do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm tra cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
Ban Kiểm tra Hội Rối loạn đông máu Việt Nam gồm những ai? (Hình từ Internet)
Ban Kiểm tra Hội Rối loạn đông máu Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm tra được quy định tại khoản 2 Điều 16 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Rối loạn đông máu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 938/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Ban Kiểm tra Hội
...
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm tra:
a) Bầu hoặc miễn nhiệm Trưởng ban, Phó trưởng ban; bầu bổ sung hoặc miễn nhiệm ủy viên Ban Kiểm tra;
b) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ Hội, nghị quyết Đại hội; nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các quy chế của Hội trong hoạt động của các tổ chức, đơn vị trực thuộc Hội, hội viên;
c) Kiểm tra tư cách hội viên, kiểm tra việc tham gia các hoạt động để biểu dương, khen thưởng, đồng thời phát hiện những vi phạm để kịp thời chấn chỉnh;
d) Xem xét, giải quyết đơn, thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, hội viên và công dân gửi đến Hội;
đ) Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính của Hội và các tổ chức thuộc Hội;
e) Báo cáo kết quả kiểm tra trong các hội nghị hàng năm và trong Đại hội.
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Kiểm tra: Ban Kiểm tra hoạt động theo quy chế do Ban Kiểm tra ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
Như vậy, theo quy định, Ban Kiểm tra Hội Rối loạn đông máu Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1) Bầu hoặc miễn nhiệm Trưởng ban, Phó trưởng ban; bầu bổ sung hoặc miễn nhiệm ủy viên Ban Kiểm tra;
(2) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ Hội, nghị quyết Đại hội; nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các quy chế của Hội trong hoạt động của các tổ chức, đơn vị trực thuộc Hội, hội viên;
(3) Kiểm tra tư cách hội viên, kiểm tra việc tham gia các hoạt động để biểu dương, khen thưởng, đồng thời phát hiện những vi phạm để kịp thời chấn chỉnh;
(4) Xem xét, giải quyết đơn, thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, hội viên và công dân gửi đến Hội;
(5) Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính của Hội và các tổ chức thuộc Hội;
(6) Báo cáo kết quả kiểm tra trong các hội nghị hàng năm và trong Đại hội.
Hội viên liên kết của Ban Kiểm tra Hội Rối loạn đông máu Việt Nam có được ứng cử vào Ban Kiểm tra Hội không?
Hội viên liên kết được quy định tại khoản 11 Điều 9 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Rối loạn đông máu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 938/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Quyền của hội viên
1. Được Hội bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Được học tập, cung cấp thông tin, bồi dưỡng về chuyên môn; được khuyến khích và phát huy khả năng góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân rối loạn đông máu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe cộng đồng.
3. Được đề xuất ý kiến của mình qua Hội để kiến nghị với Đảng, Nhà nước xem xét ban hành các chính sách hỗ trợ người bệnh.
4. Được cấp thẻ hội viên, được tham dự các phiên họp của Hội.
5. Thảo luận và biểu quyết công việc của Hội, được ứng cử, đề cử, bầu cử vào Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra và các chức vụ lãnh đạo của Hội.
6. Được trình bày các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến rối loạn đông máu, được giới thiệu đăng tải các công trình của mình trên các ấn phẩm xuất bản của Hội.
7. Được giới thiệu hội viên mới.
8. Được khen thưởng theo quy định của Hội.
9. Được xin ra khỏi Hội khi thấy không còn điều kiện tham gia.
10. Được hưởng các quyền lợi khác do Hội quy định.
11. Hội viên liên kết và hội viên danh dự có quyền như hội viên chính thức, trừ quyền bầu cử, ứng cử vào Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra và không biểu quyết các vấn đề của Hội.
Theo quy định trên thì hội viên liên kết có quyền như hội viên chính thức, trừ quyền bầu cử, ứng cử vào Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra và không biểu quyết các vấn đề của Hội.
Như vậy, hội viên liên kết của Ban Kiểm tra Hội Rối loạn đông máu Việt Nam không được ứng cử vào Ban Kiểm tra Hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?