Hội viên tập thể của Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam gồm những ai? Hội viên tập thể của Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam có những quyền lợi nào?
Hội viên tập thể của Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam gồm những ai?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 18 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 52/QĐ-BNV năm 2010, có quy định về tiêu chuẩn hội viên như sau:
Tiêu chuẩn hội viên
Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam có hội viên cá nhân và hội viên tập thể.
1. Hội viên cá nhân: công dân Việt Nam là nhà khoa học, quản lý, giảng dạy, nhà kinh doanh, sản xuất, dịch vụ thuộc lĩnh vực VLXD hoặc ngành có liên quan tự nguyện xin gia nhập Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam thì được Hội xem xét, công nhận là hội viên chính thức.
2. Hội viên tập thể: các tổ chức của Việt Nam hoạt động khoa học công nghệ, sản xuất và kinh doanh thuộc lĩnh vực VLXD tự nguyện xin gia nhập Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam thì được Hội xem xét, công nhận là hội viên chính thức. Hội viên tập thể có đại diện là thủ trưởng đơn vị.
3. Các tổ chức và công dân Việt Nam không có điều kiện để trở thành hội viên chính thức nhưng có đóng góp với Hội có thể trở thành hội viên danh dự, hội viên liên kết của Hội.
4. Hội viên liên kết và hội viên danh dự không tham gia bầu cử, ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương Hội và không biểu quyết các vấn đề của Hội.
5. Ban Chấp hành Trung ương Hội quy định tiêu chuẩn hội viên. Thường trực Đoàn Chủ tịch Hội xem xét quyết định việc kết nạp hội viên.
Hội viên Hội VLXD Việt Nam có thể tham gia các Hội khác.
Như vậy, hội viên tập thể của Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam là các tổ chức của Việt Nam hoạt động khoa học công nghệ, sản xuất và kinh doanh thuộc lĩnh vực VLXD tự nguyện xin gia nhập Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam thì được Hội xem xét, công nhận là hội viên chính thức. Hội viên tập thể có đại diện là thủ trưởng đơn vị.
Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội viên tập thể của Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam có những quyền lợi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 19 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 52/QĐ-BNV năm 2010, có quy định về quyền lợi và nhiệm vụ của hội viên như sau:
Quyền lợi và nhiệm vụ của hội viên
1. Hội viên tập thể có quyền lợi:
a) Nhận những thông tin về hoạt động KHCN của Hội: tạp chí, bản tin, ấn phẩm và các tài liệu khác;
b) Tham dự các buổi sinh hoạt học thuật, hội thảo, báo cáo chuyên đề;
c) Được đáp ứng yêu cầu giải quyết những vấn đề về khoa học - công nghệ theo khả năng thực hiện;
d) Được Hội giới thiệu, tiếp xúc và tham dự các hoạt động KHCN với các tổ chức trong nước và nước ngoài;
đ) Được Hội đánh giá chất lượng những công trình, đề tài KHCN, sản phẩm do hội viên tập thể yêu cầu;
e) Được Hội bảo vệ quyền lợi hợp pháp trước pháp luật;
g) Được giới thiệu người ứng cử và bầu cử vào BCHTW Hội;
h) Được Hội khen thưởng hoặc đề nghị Nhà nước khen thưởng;
i) Được xin ra khỏi Hội.
...
Theo quy định trên thì hội viên tập thể của Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam có những quyền lợi sau:
- Nhận những thông tin về hoạt động KHCN của Hội: tạp chí, bản tin, ấn phẩm và các tài liệu khác;
- Tham dự các buổi sinh hoạt học thuật, hội thảo, báo cáo chuyên đề;
- Được đáp ứng yêu cầu giải quyết những vấn đề về khoa học - công nghệ theo khả năng thực hiện;
- Được Hội giới thiệu, tiếp xúc và tham dự các hoạt động KHCN với các tổ chức trong nước và nước ngoài;
- Được Hội đánh giá chất lượng những công trình, đề tài KHCN, sản phẩm do hội viên tập thể yêu cầu;
- Được Hội bảo vệ quyền lợi hợp pháp trước pháp luật;
- Được giới thiệu người ứng cử và bầu cử vào BCHTW Hội;
- Được Hội khen thưởng hoặc đề nghị Nhà nước khen thưởng;
- Được xin ra khỏi Hội.
Hội viên tập thể của Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam có những nghĩa vụ nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 19 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 52/QĐ-BNV năm 2010, có quy định về quyên lợi và nhiệm vụ của hội viên như sau:
Quyền lợi và nhiệm vụ của hội viên
…
2. Hội viên tập thể có nghĩa vụ:
a) Tôn trọng và thực hiện Điều lệ Hội và các nghị quyết của Hội;
b) Tổ chức hoạt động Hội ở cơ sở theo chức năng quy định;
c) Trao đổi kinh nghiệm hoạt động chuyên môn và ứng dụng KHCN chuyên ngành;
d) Đại diện hội viên tập thể một năm một lần báo cáo tóm tắt hoạt động và những yêu cầu của đơn vị để Hội VLXD Việt Nam xem xét hỗ trợ;
đ) Đóng hội phí theo quy chế của Hội, với quy mô ở 3 mức: 2 triệu đồng; 4 triệu đồng và 6 triệu đồng /năm được quy định cụ thể cho từng hội viên tập thể;
e) Lệ phí gia nhập hội viên tập thể là 1.000.000đ, đóng 1 lần;
g) Hội VLXD Việt Nam khuyến khích hội viên tập thể hỗ trợ tài chính cho ngân quỹ của Hội, tạo điều kiện cho Hội hoạt động.
Theo quy định trên thì hội viên tập thể của Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam có nghĩa vụ như sau:
- Tôn trọng và thực hiện Điều lệ Hội và các nghị quyết của Hội;
- Tổ chức hoạt động Hội ở cơ sở theo chức năng quy định;
- Trao đổi kinh nghiệm hoạt động chuyên môn và ứng dụng KHCN chuyên ngành;
- Đại diện hội viên tập thể một năm một lần báo cáo tóm tắt hoạt động và những yêu cầu của đơn vị để Hội VLXD Việt Nam xem xét hỗ trợ;
- Đóng hội phí theo quy chế của Hội, với quy mô ở 3 mức: 2 triệu đồng; 4 triệu đồng và 6 triệu đồng /năm được quy định cụ thể cho từng hội viên tập thể;
- Lệ phí gia nhập hội viên tập thể là 1.000.000đ, đóng 1 lần;
- Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam khuyến khích hội viên tập thể hỗ trợ tài chính cho ngân quỹ của Hội, tạo điều kiện cho Hội hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?