Hội viên tổ chức của Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam gồm những tổ chức nào? Quyền lợi của hội viên tổ chức là gì?
Hội viên tổ chức của Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam gồm những tổ chức nào?
Theo Điều 7 Điều lệ Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 763/QĐ-BNV năm 2013 quy định về hội viên như sau:
Hội viên
1. Hội viên chính thức: Các tổ chức pháp nhân, công dân Việt Nam đã và đang làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đào tạo, tuyên truyền, phổ biến, ứng dụng, quản lý giáo dục, tư vấn, dịch vụ trong lĩnh vực tâm lý học xã hội, tán thành Điều lệ Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam, tự nguyện nộp đơn gia nhập Hội đều có thể được Ban Thường vụ Hội xem xét, quyết định kết nạp.
2. Hội viên danh dự: Các công dân, tổ chức Việt Nam có uy tín, có đóng góp cho sự phát triển của Hội nhưng không có điều kiện tham gia hoạt động Hội với tư cách là hội viên chính thức, nếu tán thành Điều lệ Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam, có thể được Ban Thường vụ Hội công nhận là hội viên danh dự.
Theo đó, hội viên tổ chức của Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam gồm những tổ chức pháp nhân trong lĩnh vực tâm lý học xã hội, tán thành Điều lệ Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam, tự nguyện nộp đơn gia nhập Hội đều có thể được Ban Thường vụ Hội xem xét, quyết định kết nạp.
Bên cạnh đó những tổ chức Việt Nam có uy tín, có đóng góp cho sự phát triển của Hội nhưng không có điều kiện tham gia hoạt động Hội với tư cách là hội viên chính thức, nếu tán thành Điều lệ Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam, có thể được Ban Thường vụ Hội công nhận là hội viên danh dự.
Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam (Hình từ Internet)
Quyền lợi của hội viên tổ chức Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Điều lệ Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 763/QĐ-BNV năm 2013 quy định về quyền lợi của hội viên tổ chức như sau:
Quyền lợi của hội viên
...
2. Hội viên tổ chức:
a) Được tham gia các hoạt động, cử đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc, thảo luận, biểu quyết các công việc của Hội, được bầu cử và ứng cử vào Ban Chấp hành Hội và giới thiệu hội viên gia nhập Hội theo Điều lệ của Hội;
b) Được cấp Giấy chứng nhận “Hội viên tổ chức của Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam” và được tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động nghề nghiệp và được hưởng các quyền lợi khác do Hội quy định.
...
Theo đó, hội viên tổ chức Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam có những quyền lợi được quy định tại khoản 2 Điều 8 nêu trên.
Hội viên tổ chức của Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam có những nghĩa vụ nào?
Theo quy định tại Điều 9 Điều lệ Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 763/QĐ-BNV năm 2013 về nghĩa vụ của hội viên như sau:
Nghĩa vụ của hội viên
1. Chấp hành và thực hiện nghiêm túc Điều lệ Hội, nghị quyết Đại hội, nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội và pháp luật. Tích cực hưởng ứng và tham gia các hoạt động do Hội tổ chức và chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được Hội giao.
2. Tham gia sinh hoạt Hội và tuyên truyền, phát triển hội viên mới.
3. Bảo vệ uy tín, danh dự của Hội và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Hội.
4. Đóng hội phí đầy đủ và đúng kỳ hạn theo quy định của Ban Chấp hành Hội.
Theo đó, hội viên tổ chức của Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam có những nghĩa vụ được quy định tại Điều 9 nêu trên.
Thủ tục gia nhập Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 10 Điều lệ Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 763/QĐ-BNV năm 2013 quy định về hình thức, thủ tục và thẩm quyền kết nạp, xóa tên hội viên như sau:
Hình thức, thủ tục và thẩm quyền kết nạp, xóa tên hội viên
1. Các tổ chức, công dân Việt Nam muốn gia nhập làm hội viên của Hội phải làm đơn xin gia nhập Hội kèm theo bản sao bằng cấp nghề nghiệp đối với cá nhân và bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với hội viên tổ chức.
2. Hội viên tổ chức và cá nhân của Hội nếu có nguyện vọng xin ra khỏi Hội phải có đơn gửi Ban Thường vụ Hội xem xét, quyết định.
3. Tư cách hội viên sẽ bị chấm dứt hoặc bị xóa tên khỏi danh sách hội viên của Hội khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Tự nguyện xin thôi sinh hoạt Hội;
b) Hoạt động trái Điều lệ Hội;
c) Vi phạm pháp luật bị kết tội và phải chịu hình phạt khi có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
d) Bị chết, mất tích hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
đ) Tổ chức tự ngừng hoạt động, bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc tuyên bố phá sản;
e) Hội viên không tham gia sinh hoạt Hội trong 3 (ba) kỳ được triệu tập liên tiếp, không đóng hội phí trong thời gian từ 01 (một) năm trở lên mà không có lý do chính đáng.
4. Việc kết nạp và xóa tên hội viên do Văn phòng Hội đề nghị Ban Thường vụ Hội xem xét, trình Chủ tịch Hội quyết định.
5. Văn phòng Hội có trách nhiệm đăng tải danh sách hội viên kết nạp mới và thông báo việc xóa tên hội viên tới hội viên bị xóa tên công khai trên trang Web của Hội trong vòng 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hội viên bị xóa tên.
Như vậy, các tổ chức, công dân Việt Nam muốn gia nhập làm hội viên của Hội phải làm đơn xin gia nhập Hội kèm theo bản sao bằng cấp nghề nghiệp đối với cá nhân và bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với hội viên tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?