Hội viên tổ chức của Hội Y học khẩn cấp và thảm họa Việt Nam có thể được ra khỏi Hội không? Nếu được thì thủ tục được quy định thế nào?
Hội viên tổ chức của Hội Y học khẩn cấp và thảm họa Việt Nam gồm những tổ chức nào?
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Điều lệ Hội Y học khẩn cấp và thảm họa Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 405/QĐ-BNV năm 2021 về hội viên cá nhân như sau:
Hội viên, tiêu chuẩn hội viên
1. Hội viên của Hội gồm: Hội viên chính thức và hội viên danh dự:
a) Hội viên chính thức: tổ chức, công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực y học khẩn cấp và thảm họa, có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, có thể trở thành hội viên chính thức của Hội;
b) Hội viên danh dự: Công dân, tổ chức Việt Nam không có điều kiện hoặc không có đủ tiêu chuẩn trở thành hội viên chính thức của Hội, có nhiều công lao, đóng góp đặc biệt cho Hội, cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe Nhân dân, nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực y học khẩn cấp và thảm họa, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, được Hội công nhận là hội viên danh dự.
2. Tiêu chuẩn hội viên chính thức:
a) Hội viên tổ chức: tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực y học khẩn cấp và thảm họa, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Hội viên cá nhân: bác sỹ, dược sỹ, y sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên y học, nhà khoa học, nhà quản lý, giảng viên là công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực y học khẩn cấp và thảm họa, có đủ sức khỏe để tham gia các hoạt động của Hội.
Theo đó, hội viên tổ chức của Hội Y học khẩn cấp và thảm họa Việt Nam là tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực y học khẩn cấp và thảm họa, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Hội Y học khẩn cấp và thảm họa Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội viên tổ chức của Hội Y học khẩn cấp và thảm họa Việt Nam có thể được ra khỏi Hội không?
Căn cứ Điều 9 Điều lệ Hội Y học khẩn cấp và thảm họa Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 405/QĐ-BNV năm 2021 quy định về quyền của hội viên như sau:
Quyền của hội viên
1. Được Hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Được Hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức; được Hội bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của Hội và quy định của pháp luật.
...
5. Được giới thiệu hội viên mới.
6. Được dự Đại hội, ứng cử, đề cử, bầu cử các cơ quan, các chức danh lãnh đạo và Ban Kiểm tra Hội theo quy định của Hội.
7. Được khen thưởng theo quy định của Hội.
8. Được cấp thẻ hội viên.
9. Được ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.
10. Hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và quyền ứng cử, đề cử, bầu cử Ban Lãnh đạo, Ban Kiểm tra Hội.
Theo quy định trên, hội viên tổ chức của Hội Y học khẩn cấp và thảm họa Việt Nam có thể được ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.
Thủ tục hội viên tổ chức của Hội Y học khẩn cấp và thảm họa Việt Nam ra khỏi Hội được quy định thế nào?
Theo khoản 2 Điều 11 Điều lệ Hội Y học khẩn cấp và thảm họa Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 405/QĐ-BNV năm 2021 quy định về thủ tục hội viên ra khỏi Hội như sau:
Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên; thủ tục ra khỏi Hội
...
2. Thủ tục hội viên ra khỏi Hội
a) Hội viên tự nguyện xin ra khỏi Hội làm đơn gửi Ban Chấp hành Hội. Quyền và nghĩa vụ hội viên sẽ chấm dứt sau khi Ban Chấp hành Hội thông báo chấp thuận;
b) Ban Chấp hành Hội xem xét, quyết định xóa tên hội viên ra khỏi Hội trong các trường hợp sau:
- Hội viên bị mất năng lực hành vi dân sự, mất quyền công dân;
- Vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Hội;
- Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi và uy tín của Hội;
- Không tham gia hoạt động Hội theo nghĩa vụ của hội viên đã quy định tại Điều 10 của Điều lệ này;
- Mất tư cách pháp nhân (đối với tổ chức);
- Không đóng hội phí từ 01 (một) năm kể từ khi Hội thông báo lần hai, trừ trường hợp có lý do được Ban Chấp hành Hội chấp thuận.
c) Theo nghị quyết của Ban Chấp hành, Chủ tịch Hội ra quyết định chấm dứt tư cách hội viên. Nhiệm vụ và quyền hạn của hội viên chấm dứt kể từ khi có quyết định.
Như vậy, hội viên tổ chức tự nguyện xin ra khỏi Hội làm đơn gửi Ban Chấp hành Hội.
Ban Chấp hành Hội xem xét, quyết định xóa tên hội viên ra khỏi Hội trong các trường hợp được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 nêu trên.
Và theo nghị quyết của Ban Chấp hành, Chủ tịch Hội ra quyết định chấm dứt tư cách hội viên. Nhiệm vụ và quyền hạn của hội viên chấm dứt kể từ khi có quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ đội địa phương là lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân? Chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân?
- Việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản từ 2025 như thế nào? Tài sản nào không được kê biên trong thi hành án dân sự?
- Concert ATSH đêm 3 và đêm 4 tổ chức tại sân Mỹ Đình được UBND Thành phố Hà Nội thống nhất theo Thông báo 4032?
- Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất ở có phải xin phép không? Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa như thế nào?
- Giới nghiêm là biện pháp cấm người đi lại đúng không? Ai ban bố lệnh giới nghiêm tại địa phương cấp tỉnh?