Hội Xã hội học Việt Nam có trụ sở chính ở đâu? Quyền hạn của Hội Xã hội học Việt Nam được quy định thế nào?
Hội Xã hội học Việt Nam có trụ sở chính ở đâu?
Theo quy định tại Điều 4 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Xã hội học Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 616/QĐ-BNV năm 2013 về nguyên tắc tổ chức, hoạt động và địa vị pháp lý như sau:
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động và địa vị pháp lý
1. Hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản; dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch; tự đảm bảo kinh phí; không vì mục đích lợi nhuận; quyết định theo đa số; tuân thủ quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ Hội đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, tài sản, tài khoản riêng tại ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và có cơ quan ngôn luận được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Trụ sở chính của Hội đặt tại Hà Nội. Khi cần, Hội có thể thành lập văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Hội Xã hội học Việt Nam có trụ sở chính ở Hà Nội.
Và khi cần, Hội có thể thành lập văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật.
Hội Xã hội học Việt Nam (Hình từ Internet)
Quyền hạn của Hội Xã hội học Việt Nam được quy định thế nào?
Theo Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Xã hội học Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 616/QĐ-BNV năm 2013 quy định về quyền hạn của Hội như sau:
Quyền hạn của Hội
1. Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hội đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ pháp luật.
2. Tuyên truyền mục đích hoạt động của Hội và đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội, hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội và quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hội; hòa giải tranh chấp trong nội bộ Hội.
4. Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật.
5. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải kinh phí hoạt động.
6. Thành lập pháp nhân trực thuộc Hội theo quy định của pháp luật.
7. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
8. Được mở rộng quan hệ, hợp tác với các tổ chức khoa học, các hội trong nước và gia nhập các tổ chức quốc tế có cùng lĩnh vực hoạt động của Hội. Được ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Hội hoạt động; cơ quan quyết định cho phép thành lập Hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế.
9. Khen thưởng, kỷ luật và kết nạp, khai trừ hội viên theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
Theo đó, Hội Xã hội học Việt Nam có những quyền hạn được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Trong đó có quyền tuyên truyền mục đích hoạt động của Hội và đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội, hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội và quy định của pháp luật.
Đồng thời Hội Xã hội học Việt Nam cũng có quyền được mở rộng quan hệ, hợp tác với các tổ chức khoa học, các hội trong nước và gia nhập các tổ chức quốc tế có cùng lĩnh vực hoạt động của Hội.
Và được ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Hội hoạt động; cơ quan quyết định cho phép thành lập Hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Cơ cấu tổ chức của Hội Xã hội học Việt Nam gồm những cơ quan nào?
Căn cứ Điều 13 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Xã hội học Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 616/QĐ-BNV năm 2013 quy định về cơ cấu tổ chức của Hội như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội
1. Đại hội đại biểu toàn quốc.
2. Ban Chấp hành Hội.
3. Ban Thường vụ Hội.
4. Ban Kiểm tra Hội.
5. Văn phòng Hội.
6. Các ban chuyên môn.
7. Chi hội trực thuộc.
8. Các tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc Hội.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Hội Xã hội học Việt Nam gồm những cơ quan được quy định tại Điều 13 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?