Hợp đồng bán khoản phải thu là gì? Bên bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính không được bán trong trường hợp nào?
Hợp đồng bán khoản phải thu là gì?
Hợp đồng bán khoản phải thu được giải thích tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 20/2017/TT-NHNN thì hợp đồng bán khoản phải thu là văn bản thỏa thuận giữa bên bán và bên mua nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên về việc bán khoản phải thu.
Hợp đồng bán khoản phải thu là gì? Bên bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính không được bán trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Hợp đồng bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính có bắt buộc phải có đồng tiền bán khoản phải thu không?
Hợp đồng bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính có bắt buộc phải có đồng tiền bán khoản phải thu không, thì theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 11 Thông tư 20/2017/TT-NHNN như sau:
Hợp đồng bán khoản phải thu
1. Hợp đồng bán khoản phải thu phải bao gồm những nội dung tối thiểu sau đây:
a) Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của bên bán; tên, địa chỉ, số giấy chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước hoặc số hộ chiếu còn hiệu lực hoặc mã số doanh nghiệp của bên mua;
b) Khoản phải thu, thời hạn còn lại của hợp đồng cho thuê tài chính, tài sản cho thuê tài chính liên quan tới khoản phải thu được bán và tên, địa chỉ của bên thuê tài chính;
c) Giá bán khoản phải thu;
d) Chi phí liên quan đến việc thực hiện bán khoản phải thu;
đ) Đồng tiền bán khoản phải thu; phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán;
e) Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng bán khoản phải thu (nếu có);
g) Quy định về chuyển giao quyền đòi nợ, quyền sở hữu tài sản cho thuê tài chính và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 Thông tư này;
h) Quy định về việc bên mua trực tiếp thu tiền thuê; hoặc bên bán thu tiền thuê để trả cho bên mua hoặc thành viên đầu mối thanh toán thu tiền thuê để trả cho bên mua (trong trường hợp bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính hợp vốn có thành viên đầu mối thanh toán);
i) Quy định về việc truy đòi khoản phải thu (nếu có);
k) Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại;
l) Trách nhiệm gửi thông báo cho bên thuê tài chính (nếu có);
m) Quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua;
n) Quy định về việc xử lý trong trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính chấm dứt trước hạn;
o) Giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng bán khoản phải thu;
p) Hiệu lực của hợp đồng bán khoản phải thu.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, bên bán và bên mua có thể thoả thuận các nội dung khác phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Theo quy định trên thì hợp đồng bán khoản phải thu phải bao gồm những nội dung tối thiểu trên, trong đó có đồng tiền bán khoản phải thu.
Cho nên hợp đồng bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính bắt buộc phải có đồng tiền bán khoản phải thu.
Bên bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính không được bán trong trường hợp nào?
Bên bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính không được bán trong trường hợp được quy định tại khoản 5 Điều 7 Thông tư 20/2017/TT-NHNN như sau:
Nguyên tắc bán khoản phải thu
1. Trong giao dịch bán khoản phải thu, bên bán chỉ được chuyển giao quyền đòi nợ tại hợp đồng cho thuê tài chính cho bên mua, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp bên mua là công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính được thực hiện hoạt động cho thuê tài chính theo Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp, bên bán được chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho thuê tài chính, quyền đòi nợ và các quyền, nghĩa vụ khác tại hợp đồng cho thuê tài chính cho bên mua.
3. Trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính có thỏa thuận về biện pháp bảo đảm thì việc chuyển giao quyền đòi nợ bao gồm cả biện pháp bảo đảm đó.
4. Bên bán không mua lại các khoản phải thu đã bán.
5. Bên bán không được bán khoản phải thu trong các trường hợp sau đây:
a) Bên mua là công ty con của mình;
b) Bên bán và bên thuê tài chính có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được bán khoản phải thu;
c) Khoản phải thu được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm bán khoản phải thu, trừ trường hợp bên nhận bảo đảm đồng ý bằng văn bản về việc bán khoản phải thu.
6. Trường hợp bán một phần khoản phải thu hoặc bán một khoản phải thu cho nhiều bên mua, thì bên bán và các bên mua thỏa thuận với nhau về tỷ lệ tham gia, phương thức thực hiện, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên và các nội dung cụ thể khác tại hợp đồng bán khoản phải thu, phù hợp với quy định của pháp luật.
…
Như vậy, theo quy định trên thì bên bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính không được bán trong trường hợp:
- Bên mua là công ty con của mình;
- Bên bán và bên thuê tài chính có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được bán khoản phải thu;
- Khoản phải thu được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm bán khoản phải thu, trừ trường hợp bên nhận bảo đảm đồng ý bằng văn bản về việc bán khoản phải thu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?