Hợp đồng bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của chính phủ được đăng ký giao dịch bảo đảm ở đâu?
Hợp đồng bảo đảm tiền vay là gì?
Hợp đồng bảo đảm tiền vay được giải thích tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 139/2015/TT-BTC như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bên nhận bảo đảm: là Bộ Tài chính hoặc Cơ quan cho vay lại được Bộ Tài chính ủy quyền thực hiện việc cho vay lại theo pháp luật hoặc tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay.
2. Bên bảo đảm: là người vay lại hoặc tổ chức, cá nhân dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người vay lại theo quy định của pháp luật.
3. Hợp đồng bảo đảm tiền vay là Hợp đồng được ký kết giữa Bên nhận bảo đảm và Bên bảo đảm để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán của người vay lại đối với Bộ Tài chính hoặc Cơ quan cho vay lại theo Thỏa thuận cho vay lại đã ký.
...
Theo đó, Hợp đồng bảo đảm tiền vay được hiểu là là Hợp đồng được ký kết giữa Bên nhận bảo đảm và Bên bảo đảm để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán của người vay lại đối với Bộ Tài chính hoặc Cơ quan cho vay lại theo Thỏa thuận cho vay lại đã ký.
Hợp đồng bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của chính phủ được đăng ký giao dịch bảo đảm ở đâu? (hình từ internet)
Hợp đồng bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của chính phủ được đăng ký giao dịch bảo đảm ở đâu?
Nguyên tắc ký kết hợp đồng, kiểm tra và giám sát tài sản bảo đảm được quy định tại Điều 3 Thông tư 139/2015/TT-BTC như sau:
Nguyên tắc ký kết hợp đồng, kiểm tra và giám sát tài sản bảo đảm
1. Việc bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ được thực hiện thông qua Hợp đồng bảo đảm tiền vay đối với 100% giá trị khoản vay lại.
2. Hợp đồng bảo đảm tiền vay phải được đăng ký giao dịch bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) hoặc tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Đối với tài sản chưa có quy định pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, Bên bảo đảm hoặc Cơ quan cho vay lại báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ việc áp dụng quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm.
4. Tài sản bảo đảm cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ được giám sát, kiểm tra và xử lý trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm do cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cấp hoặc Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm có chứng nhận của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, bảng kê mô tả tài sản đăng ký giao dịch bảo đảm.
5. Bên bảo đảm chịu mọi chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay, kể cả dịch vụ trả cho Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay.
...
Theo đó, Hợp đồng bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của chính phủ được đăng ký giao dịch bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) hoặc tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Giá trí của tài sản bảo đảm cho hợp đồng bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của chính phủ xác định ra sao?
Giá trị của tài sản bảo đảm được xác định theo khoản 7 Điều 3 Thông tư 139/2015/TT-BTC, cụ thể như sau:
Nguyên tắc ký kết hợp đồng, kiểm tra và giám sát tài sản bảo đảm
...
7. Giá trị của tài sản bảo đảm được xác định:
a) Theo giá trị sổ sách do một công ty kiểm toán độc lập xác nhận trong trường hợp Bộ Tài chính trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay.
b) Theo nguyên tắc của Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ bảo đảm tiền vay áp dụng đối với khách hàng có quan hệ tín dụng thông thường.
Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn dư nợ của khoản vay, Bên bảo đảm có trách nhiệm bổ sung tài sản để bảo đảm nghĩa vụ cho khoản vay.
8. Tài sản bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ được chia sẻ theo tỷ lệ chia sẻ rủi ro tín dụng giữa cơ quan cho vay lại và Bộ Tài chính. Trường hợp Bộ Tài chính chịu toàn bộ rủi ro tín dụng, Bộ Tài chính là bên nhận toàn bộ tài sản bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại.
9. Bên bảo đảm có nhu cầu sử dụng tài sản bảo đảm cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ trong giao dịch bảo đảm với Bộ Tài chính hoặc Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay để bảo đảm cho Bên thứ ba thì chỉ được bảo đảm phần giá trị lớn hơn dư nợ khoản vay theo nguyên tắc vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ và phải có chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
Như vậy, giá trị của tài sản bảo đảm được xác định như sau:
- Giá trị của tài sản bảo đảm được xác định theo giá trị sổ sách do một công ty kiểm toán độc lập xác nhận trong trường hợp Bộ Tài chính trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay.
- Giá trị của tài sản bảo đảm được xác định theo nguyên tắc của Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ bảo đảm tiền vay áp dụng đối với khách hàng có quan hệ tín dụng thông thường.
Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn dư nợ của khoản vay, Bên bảo đảm có trách nhiệm bổ sung tài sản để bảo đảm nghĩa vụ cho khoản vay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?