Hợp đồng bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ được ký kết giữa bên nhận bảo đảm và người vay lại phải không?
- Hợp đồng bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ là hợp đồng ký kết giữa bên nhận bảo đảm và người vay lại đúng không?
- Trong trường hợp nào thì các bên được ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay trước đợt rút vốn thứ hai?
- Bên đảm bảo phải đăng ký giao dịch đảm bảo đối với hợp đồng bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ đúng không?
Hợp đồng bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ là hợp đồng ký kết giữa bên nhận bảo đảm và người vay lại đúng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 139/2015/TT-BTC có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bên nhận bảo đảm: là Bộ Tài chính hoặc Cơ quan cho vay lại được Bộ Tài chính ủy quyền thực hiện việc cho vay lại theo pháp luật hoặc tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay.
2. Bên bảo đảm: là người vay lại hoặc tổ chức, cá nhân dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người vay lại theo quy định của pháp luật.
3. Hợp đồng bảo đảm tiền vay là Hợp đồng được ký kết giữa Bên nhận bảo đảm và Bên bảo đảm để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán của người vay lại đối với Bộ Tài chính hoặc Cơ quan cho vay lại theo Thỏa thuận cho vay lại đã ký.
...
Theo đó, hợp đồng bảo đảm tiền vay là Hợp đồng được ký kết giữa Bên nhận bảo đảm và Bên bảo đảm để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán của người vay lại đối với Bộ Tài chính hoặc Cơ quan cho vay lại theo Thỏa thuận cho vay lại đã ký.
Và cũng theo quy định tại khoản 2 Điều này có giải thích bên bảo đảm có thể là:
- Người vay lại; hoặc
- Tổ chức, cá nhân dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người vay lại theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Hợp đồng bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ có thể được ký kết giữa bên nhận bảo đảm và người vay lại.
Ngoài ra, Hợp đồng bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ có thể được ký kết giữa bên nhận bảo đảm và tổ chức, cá nhân dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người vay lại.
Hợp đồng bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ là hợp đồng ký kết giữa bên nhận bảo đảm và người vay lại đúng không? (Hình từ Internet).
Trong trường hợp nào thì các bên được ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay trước đợt rút vốn thứ hai?
Thời điểm ký kết Hợp đồng bảo đảm được quy định tại Điều 6 Thông tư 139/2015/TT-BTC như sau:
Thời điểm ký kết Hợp đồng bảo đảm
1. Hợp đồng bảo đảm tiền vay hoặc Hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai được ký kết giữa Bên nhận bảo đảm và Bên bảo đảm chậm nhất trước đợt rút vốn đầu tiên của khoản vay lại.
2. Trường hợp không thể ký kết Hợp đồng bảo đảm tiền vay hoặc Hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai trước đợt rút vốn đầu tiên vì lý do khách quan, các bên liên quan có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính nguyên nhân. Các bên thực hiện việc ký kết trước đợt rút vốn thứ hai.
3. Trường hợp các bên không ký kết Hợp đồng bảo đảm tiền vay hoặc Hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai theo quy định tại khoản 2 Điều này, Bên nhận bảo đảm báo cáo Bộ Tài chính tạm dừng khoản rút vốn tiếp theo cho người vay lại (Bên bảo đảm) hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Như vậy, hợp đồng bảo đảm tiền vay được ký kết giữa Bên nhận bảo đảm và Bên bảo đảm chậm nhất trước đợt rút vốn đầu tiên của khoản vay lại.
Theo đó, nếu không thể ký kết Hợp đồng bảo đảm tiền vay trước đợt rút vốn đầu tiên vì lý do khách quan, các bên liên quan có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính nguyên nhân. Các bên thực hiện việc ký kết trước đợt rút vốn thứ hai.
Như vậy, các bên được ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay trước đợt rút vốn thứ hai khi không thể ký kết Hợp đồng bảo đảm tiền vay trước đợt rút vốn đầu tiên vì lý do khách quan và các bên liên quan có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính nguyên nhân.
Bên đảm bảo phải đăng ký giao dịch đảm bảo đối với hợp đồng bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ đúng không?
Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 139/2015/TT-BTC có quy định về trách nhiệm của bên bảo đảm như sau:
Trách nhiệm của Bên bảo đảm
1. Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm đối với Hợp đồng bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ theo quy định của pháp luật và theo hợp đồng dịch vụ quy định tại Thông tư này.
2. Thực hiện đánh giá hoặc kiểm kê định kỳ tài sản bảo đảm theo quy định tại pháp luật về kế toán và báo cáo Bộ Tài chính, Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay hoặc Cơ quan cho vay lại về kết quả đánh giá, kiểm kê; phối hợp với Bộ Tài chính, Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay hoặc Cơ quan cho vay lại thực hiện các thủ tục có liên quan tới việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp phải xử lý để thu hồi nợ đối với khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
...
Theo đó, bên bảo đảm có trách nhiệm thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm đối với Hợp đồng bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ theo quy định của pháp luật và theo hợp đồng dịch vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?