Hợp đồng bảo hiểm có được xem là vô hiệu trong trường hợp nội dung hợp đồng bảo hiểm có mục đích trái đạo đức xã hội hay không?
- Hợp đồng bảo hiểm có được xem là vô hiệu trong trường hợp nội dung hợp đồng bảo hiểm trái đạo đức xã hội hay không?
- Bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi doanh nghiệp bảo hiểm không đồng ý thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm không?
- Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm vì doanh nghiệp bảo hiểm không đồng ý thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm là gì?
Hợp đồng bảo hiểm có được xem là vô hiệu trong trường hợp nội dung hợp đồng bảo hiểm trái đạo đức xã hội hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định về hợp đồng bảo hiểm vô hiệu cụ thể như sau:
Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu
1. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong trường hợp sau đây:
a) Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm;
b) Không có đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm;
c) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
d) Mục đích, nội dung hợp đồng bảo hiểm vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;
đ) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm giả tạo;
e) Bên mua bảo hiểm là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
g) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng, trừ trường hợp mục đích giao kết hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc giao kết hợp đồng vẫn đạt được;
h) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị lừa dối, trừ trường hợp quy định tại Điều 22 của Luật này;
i) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị đe dọa, cưỡng ép;
k) Bên mua bảo hiểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;
l) Hợp đồng bảo hiểm không tuân thủ quy định về hình thức quy định tại Điều 18 của Luật này.
...
Như vậy, theo quy đinh nêu trên thì hợp đồng bảo hiểm được xem là vô hiệu trong trường hợp nội dung hợp đồng bảo hiểm trái đạo đức xã hội.
Theo đó, khi hợp đồng bảo hiểm vô hiệu thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết.
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Hợp đồng bảo hiểm có được xem là vô hiệu trong trường hợp nội dung hợp đồng bảo hiểm trái đạo đức xã hội hay không? (Hình từ Internet)
Bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi doanh nghiệp bảo hiểm không đồng ý thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm cụ thể như sau:
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoặc bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp sau đây:
...
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm không chấp nhận yêu cầu về thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm quy định tại Điều 23 của Luật này;
...
Như vậy, theo quy định trên thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi doanh nghiệp bảo hiểm không đồng ý thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm quy định tại Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm vì doanh nghiệp bảo hiểm không đồng ý thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm là gì?
Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
- Theo đó, trường hợp bên mua bảo hiểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm vì doanh nghiệp bảo hiểm không đồng ý thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm hoàn phí bảo hiểm đã đóng cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
+ Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trước thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
- Trường hợp bên mua bảo hiểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm vì doanh nghiệp bảo hiểm không đồng ý thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm, đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có giá trị hoàn lại, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?