Hợp đồng bảo lãnh tín dụng là gì? Hợp đồng bảo lãnh tín dụng giữa quỹ bảo lãnh tín dụng và doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm các nội dung nào?
Hợp đồng bảo lãnh tín dụng là gì?
Hợp đồng bảo lãnh tín dụng được giải thích tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 34/2018/NĐ-CP thì hợp đồng bảo lãnh tín dụng là thỏa thuận bằng văn bản giữa 02 bên gồm: Bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh hoặc 03 bên gồm: Bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Hợp đồng bảo lãnh tín dụng là gì? Hợp đồng bảo lãnh tín dụng giữa quỹ bảo lãnh tín dụng và doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm các nội dung nào? (Hình từ Internet)
Hợp đồng bảo lãnh tín dụng giữa quỹ bảo lãnh tín dụng và doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm các nội dung nào?
Hợp đồng bảo lãnh tín dụng giữa quỹ bảo lãnh tín dụng và doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 34/2018/NĐ-CP như sau:
Hợp đồng bảo lãnh tín dụng
1. Hợp đồng bảo lãnh tín dụng do 02 bên (bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh) hoặc 03 bên (gồm: Bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh) thỏa thuận, ký kết nhưng phải đảm bảo tuân thủ các quy định tại Nghị định này và bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Tên, địa chỉ của bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh (đối với trường hợp hợp đồng bảo lãnh tín dụng do 03 bên ký kết);
b) Địa điểm, thời điểm ký hợp đồng bảo lãnh tín dụng;
c) Nghĩa vụ trả nợ gốc, trả nợ lãi;
d) Thời hạn hiệu lực và chi phí bảo lãnh tín dụng quy định tại Nghị định này;
đ) Mục đích, nội dung bảo lãnh tín dụng;
e) Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại khoản 2 Điều 30 và Điều 31 Nghị định này;
g) Biện pháp bảo đảm bảo lãnh quy định tại Điều 25 Nghị định này;
h) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng bên (bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh) trong quá trình thực hiện bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này;
i) Thỏa thuận về các biện pháp thu hồi nợ bên nhận bảo lãnh phải thực hiện sau khi bên được bảo lãnh không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ cho bên nhận bảo lãnh và phương thức để chứng minh đã thực hiện các biện pháp này trước khi thông báo cho bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này;
k) Thỏa thuận cụ thể về việc xử lý trong trường hợp bên bảo lãnh trả nợ thay (gồm lãi suất, thời hạn) cho bên được bảo lãnh;
l) Thỏa thuận về cách thức, nội dung giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo lãnh;
m) Những thỏa thuận khác phục vụ cho yêu cầu quản lý của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
2. Khi có sự thay đổi các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, bên được bảo lãnh phải có trách nhiệm thông báo cho bên bảo lãnh xem xét chấp thuận việc điều chỉnh hợp đồng bảo lãnh tín dụng. Hợp đồng bảo lãnh tín dụng được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ khi các bên có liên quan thỏa thuận và thống nhất.
3. Quỹ bảo lãnh tín dụng xây dựng mẫu hợp đồng bảo lãnh tín dụng đảm bảo tuân thủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và trình Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng phê duyệt.
Như vậy, theo quy định trên thì hợp đồng bảo lãnh tín dụng giữa quỹ bảo lãnh tín dụng và doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ của bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh (đối với trường hợp hợp đồng bảo lãnh tín dụng do 03 bên ký kết);
- Địa điểm, thời điểm ký hợp đồng bảo lãnh tín dụng;
- Nghĩa vụ trả nợ gốc, trả nợ lãi;
- Thời hạn hiệu lực và chi phí bảo lãnh tín dụng quy định tại Nghị định này;
- Mục đích, nội dung bảo lãnh tín dụng;
- Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
- Biện pháp bảo đảm bảo lãnh;
- Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng bên (bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh) trong quá trình thực hiện bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này;
- Thỏa thuận về các biện pháp thu hồi nợ bên nhận bảo lãnh phải thực hiện sau khi bên được bảo lãnh không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ cho bên nhận bảo lãnh và phương thức để chứng minh đã thực hiện các biện pháp này trước khi thông báo cho bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này;
- Thỏa thuận cụ thể về việc xử lý trong trường hợp bên bảo lãnh trả nợ thay (gồm lãi suất, thời hạn) cho bên được bảo lãnh;
- Thỏa thuận về cách thức, nội dung giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo lãnh;
- Những thỏa thuận khác phục vụ cho yêu cầu quản lý của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
Đồng tiền bảo lãnh tín dụng giữa quỹ bảo lãnh tín dụng và doanh nghiệp nhỏ và vừa là đồng nào?
Đồng tiền bảo lãnh tín dụng giữa quỹ bảo lãnh tín dụng và doanh nghiệp nhỏ và vừa là đồng được quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 34/2018/NĐ-CP như sau:
Đồng tiền và giới hạn cấp bảo lãnh tín dụng
1. Đồng tiền bảo lãnh tín dụng là đồng Việt Nam (VND).
2. Giới hạn bảo lãnh vay vốn đầu tư: Tổng mức bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng tính trên vốn điều lệ thực có của Quỹ bảo lãnh tín dụng không vượt quá 15% đối với một khách hàng và không vượt quá 20% đối với một khách hàng và người có liên quan.
3. Giới hạn bảo lãnh vay vốn lưu động: Ngoài quy định về giới hạn bảo lãnh vay vốn tại khoản 2 Điều này, giới hạn bảo lãnh vay vốn lưu động của Quỹ bảo lãnh tín dụng tối đa không vượt quá vốn chủ sở hữu của khách hàng thể hiện tại báo cáo tài chính của doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế của năm trước liền kề.
4. Tổng mức bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các bên được bảo lãnh quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này tối đa không vượt quá 03 lần vốn điều lệ thực có của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
Như vậy, theo quy định trên thì đồng tiền bảo lãnh tín dụng giữa quỹ bảo lãnh tín dụng và doanh nghiệp nhỏ và vừa là đồng Việt Nam (VND).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?