Hợp đồng có bắt buộc phải có phụ lục hợp đồng không? Nội dung phụ lục hợp đồng trái với hợp đồng thì phải làm sao?
Hợp đồng có bắt buộc phải có phụ lục hợp đồng không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015 quy định phụ lục hợp đồng như sau:
"Điều 403. Phụ lục hợp đồng
1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng."
Ngoài ra tại Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
"Điều 22. Phụ lục hợp đồng lao động
1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực."
Theo quy định trên hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Có thể hiểu phụ lục hợp đồng là một dạng văn bản do các bên thỏa thuận ký kết, được ban hành kèm theo hợp đồng để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng.
Qua đó, từ các quy định trên có thể hiểu phụ lục hợp đồng là một văn bản được ban hành kèm theo hợp đồng nhằm quy định một số điều khoản hoặc sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
Do đó, chỉ trong 02 trường hợp hợp đồng phải ban hành phụ lục gồm:
- Để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng;
- Sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
Như vậy, có thể khẳng định một hợp đồng có thể có hoặc có thể không cần phụ lục hợp đồng kèm theo.
Tải về mẫu phụ lục hợp đồng lao động mới nhất 2023: Tại Đây
Phụ lục hợp đồng (Hình từ Internet)
Nội dung phụ lục hợp đồng trái với hợp đồng thì phải làm sao?
Căn cứ tại Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015 quy định phụ lục hợp đồng như sau:
"Điều 403. Phụ lục hợp đồng
...
2. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi."
Theo đó, hợp đồng được ban hành kèm theo Hợp đồng và được thực hiện để quy định chi tiết một số điều khoản của Hợp đồng nên nội dung của phụ lục phải phụ thuộc và không được trái với nội dung của hợp đồng.
Tuy nhiên, trong thực tế giao kết hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì được xử lý theo như sau:
- Các bên không có thỏa thuận khác thì các điều khoản trái với nội dung trong hợp đồng trong phụ lục hợp đồng không có hiệu lực. Lúc này, các nội dung của hợp đồng sẽ được giữ nguyên như thời điểm ban đầu;
- Nếu các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong Hợp đồng đã được sửa đổi và nội dung trong hợp đồng được sửa đổi theo nội dung của phụ lục hợp đồng.
Như vậy, thông thường nội dung của phụ lục hợp đồng sẽ không trái với nội dung hợp đồng. Nếu trái thì làm theo thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì những nội dung trái với nội dung trong hợp đồng không có hiệu lực.
Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng không?
Căn cứ Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
"Điều 401. Hiệu lực của hợp đồng
1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật."
Đồng thời tại khoản 1 Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015 quy định phụ lục hợp đồng như sau:
"Điều 403. Phụ lục hợp đồng
1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng."
Theo các quy định trên có thể thấy phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?