Hợp đồng có được xem là văn bản hành chính hay không? Hợp đồng bao gồm những loại chủ yếu nào?
Hợp đồng là gì?
Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa hợp đồng như sau:
Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Theo đó, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Hợp đồng có được xem là văn bản hành chính hay không? (Hình từ Internet)
Hợp đồng có được xem là văn bản hành chính hay không?
Tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 30/2020/NĐ-CP định nghĩa văn bản hành chính như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Văn bản” là thông tin thành văn được truyền đạt bằng ngôn ngữ hoặc ký hiệu, hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức và được trình bày đúng thể thức, kỹ thuật theo quy định.
2. “Văn bản chuyên ngành” là văn bản hình thành trong quá trình thực hiện hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của một ngành, lĩnh vực do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực quy định.
3. “Văn bản hành chính” là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức.
...
Theo đó, văn bản hành chính là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức.
Theo Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư quy định về các loại văn bản hành chính như sau:
Các loại văn bản hành chính
Văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.
Theo đó, hợp đồng được xem là văn bản hành chính.
Ngoài ra hợp đồng, văn bản hành chính còn bao gồm các loại văn bản như sau:
- Nghị quyết (cá biệt);
- Quyết định (cá biệt);
- Chỉ thị;
- Quy chế;
- Quy định;
- Thông cáo;
- Thông báo;
- Hướng dẫn;
- Chương trình;
- Kế hoạch;
- Phương án;
- Đề án;
- Dự án;
- Báo cáo;
- Biên bản;
- Tờ trình;
- Công văn;
- Công điện;
- Bản ghi nhớ; bản thỏa thuận;
- Giấy ủy quyền; giấy mời; giấy giới thiệu; giấy nghỉ phép;
- Phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.
Hợp đồng bao gồm những loại chủ yếu nào?
Theo Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các loại hợp đồng chủ yếu như sau:
Các loại hợp đồng chủ yếu
Hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:
1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
2. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
Theo đó, hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:
- Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
- Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
- Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
- Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
- Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự 2015 có quy định cụ thể về một số hợp đồng thông dụng như sau:
- Hợp đồng mua bán tài sản (Theo khoản 1 Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng trao đổi tài sản (Theo khoản 1 Điều 455 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng tặng cho tài sản (Theo Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng vay tài sản (Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng thuê tài sản
+ Hợp đồng thuê tài sản (Theo khoản 1 Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015)
+ Hợp đồng thuê khoán tài sản (Theo Điều 483 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng mượn tài sản (Theo Điều 494 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng về quyền sử dụng đất (Điều 500 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng hợp tác (Điều 504 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng dịch vụ (Theo Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng vận chuyển
+ Hợp đồng vận chuyển hành khách (Theo Điều 522 Bộ luật Dân sự 2015)
+ Hợp đồng vận chuyển tài sản (Điều 530 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng gia công (Theo Điều 542 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng gửi giữ tài sản (Theo Điều 554 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng ủy quyền (Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?