Hợp đồng đặt cọc đất viết tay không công chứng có giá trị pháp lý không? Trường hợp một trong 2 bên đặt cọc đất từ chối giao kết thì quyền lợi của bên còn lại sẽ như nào?
Hợp đồng đặt cọc đất viết tay không công chứng có giá trị pháp lý không?
Hợp đồng đặt cọc đất viết tay không công chứng có giá trị pháp lý không? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định đặt cọc như sau:
Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Như vậy, hợp đồng đặt cọc nói chung hay hợp đồng đặt cọc đất được hiểu là sự thỏa thuận của các bên nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của hai bên trong giao dịch mua bán đất.
Theo đó, bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc vật có giá trong một thời gian quy định, đồng thời bên nhận đảm bảo cũng có nghĩa vụ không được bán đất trong khoảng thời gian mà 2 bên đã thỏa thuận, nếu một trong hai vi phạm thì chiếu theo quy định trong hợp đồng đặt cọc đất để xử lý.
Đồng thời theo quy định này, pháp luật không quy định rằng hợp đồng đặt cọc đất bắt buộc phải lập thành văn bản hay bắt buộc phải được công chứng, chứng thực hay có người làm chứng.
Do đó, hợp đồng đặt cọc đất viết tay vẫn có giá tri pháp lý nếu đáp ứng điều kiện về chủ thể ký kết và nội dung không trái với quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất Tải về
Hợp đồng đặt cọc đất có giá trị pháp lý khi nào?
Theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 giải thích giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Trong khi đó hợp đồng đặt cọc đất là sự thỏa thuận giữa 2 bên làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự cụ thể là quyền sử dụng đất. Do vậy hợp đồng đặt cọc đất cũng phải đảm bảo các quy định liên quan đến giao dịch dân sự.
Căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Điều kiện về mặt chủ thể:
Bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc là những người có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ; ngoài ra bên nhận đặt cọc phải là chủ thể có quyền sử dụng đất.
Các bên tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện, không có sự ép buộc, lừa dối, gây hiểu nhầm để xác lập giao dịch
Điều kiện về Mục đích:
Mục đích của hợp đồng đặt cọc đất không vi phạm điều cấm của pháp luật: Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Như vậy mục đích của hợp đồng đặt cọc này là nhằm đảm bảo các bên sẽ thực hiện hợp đồng chuyển nhượng đất sau đó
Điều kiện về nội dung của hợp đồng đặt cọc đất không vi phạm điều cấm: các nội dung trong hợp đồng đặt cọc thường bao gồm:
+ Thông tin về mảnh đất: vị trí, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số bao nhiêu, giá trị của mảnh đất thời gian thanh toán tiền mua đất.
+ Mục đích đặt cọc: để thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
+ Quyền , nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
+ Thông tin về cọc: giá trị cọc là bao nhiêu, phương thức thanh toán, thời gian cọc,
Trường hợp một trong 2 bên của hợp đồng đặt cọc đất từ chối giao kết thì quyền lợi của bên còn lại được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:
Đặt cọc
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, có hai trường hợp xảy ra nếu không tiếp tục thực hiện hợp đồng đặt cọc:
Trường hợp 1: Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
Trường hợp 2: Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.
Tuy nhiên, bản chất của giao dịch dân sự là sự thỏa thuận của các bên và nếu sự thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật thì vẫn ưu tiên áp dụng, chỉ trường hợp không có thỏa thuận thì mới áp dụng luật.
Do đó, sẽ tùy thuộc trong thỏa thuận được ghi trong hợp đồng cọc mà bạn và bên còn lại đã thỏa thuận ra sao về việc chấm dứt giao kết, nếu không có sự thỏa thuận thì chiếu theo quy định trên. Bạn hoàn toàn có căn cứ để nhận số tiền đặt cọc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?