Hợp đồng đặt cọc để bán đất nhưng không công chứng thì có giá trị pháp lý hay không? Người vợ có thể khởi kiện ra Tòa án để tuyên hợp đồng đặt cọc bán đất do chồng tự ký vô hiệu hay không?
- Hợp đồng đặt cọc để bán đất nhưng không công chứng thì có giá trị pháp lý hay không?
- Giấy chứng nhận sử dụng đất cấp cho hai vợ chồng mà không ghi cấp cho hộ thì chỉ cần 2 vợ chồng ký tên bán đất là được hay phải cả những người trong hộ?
- Người vợ có thể khởi kiện ra Tòa án để tuyên hợp đồng đặt cọc bán đất do chồng tự ký vô hiệu hay không?
Hợp đồng đặt cọc để bán đất nhưng không công chứng thì có giá trị pháp lý hay không?
Việc đặt cọc được quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo quy định này thì hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải công chứng chứng thực. Do đó hợp đồng đặt cọc đã có chữ ký của người chồng và bên đặt cọc sẽ không bị vô hiệu về mặt hình thức, người chồng vẫn có trách nhiệm đối với hợp đồng đặt cọc này.
Tải về Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất mới nhất năm 2023: Tại Đây
Hợp đồng đặt cọc để bán đất nhưng không công chứng thì có giá trị pháp lý hay không? Người vợ có thể khởi kiện ra Tòa án để tuyên hợp đồng đặt cọc bán đất do chồng tự ký vô hiệu hay không?
Giấy chứng nhận sử dụng đất cấp cho hai vợ chồng mà không ghi cấp cho hộ thì chỉ cần 2 vợ chồng ký tên bán đất là được hay phải cả những người trong hộ?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi khoản 4, khoản 5 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định:
Thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận
1. Ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo quy định sau:
a) Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp thẻ Căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…”
...
c) Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với … (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).
...
Theo đó, giấy chứng nhận không ghi cấp cho hộ gia đình, chỉ ghi cấp cho ông bà (tên 2 vợ chồng) thì đất này chỉ cần 2 vợ chồng ký tên là bán được, không cần phải có tất cả những người trong hộ.
Người vợ có thể khởi kiện ra Tòa án để tuyên hợp đồng đặt cọc bán đất do chồng tự ký vô hiệu hay không?
Trường hợp này nếu muốn hợp đồng đặt cọc do chồng tự ký không có giá trị pháp lý thì người vợ có thể khởi kiện ra Tòa án để tuyên hợp đồng đặt cọc vô hiệu theo Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015 do người chồng không có quyền quyết định việc nhận cọc, bán đất.
Giao dịch dân sự vô hiệu
Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Tuy nhiên, trường hợp này hiện đang có 2 luồng quan điểm khác nhau nên việc có thắng kiện được hay không thì chưa thể xác định trước được.
Quan điểm 1 cho rằng người có quyền quyết định bán đất ở đây là hai vợ chồng, người chồng không tự quyết định được việc này do đó hợp đồng đặt cọc sẽ bị vô hiệu. Các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận theo Điều 131 Bộ luật dân sự 2015.
Quan điểm 2 cho rằng hợp đồng đặt cọc khác với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới cần có chữ ký của cả 2 vợ chồng, hợp đồng đặt cọc không bắt buộc có chữ ký của hai vợ chồng. Người chồng tự đứng ra nhận cọc cũng đã lường trước được trách nhiệm bản thân phải chịu nếu không thực hiện được thỏa thuận đặt cọc do đó vẫn chấp nhận hiệu lực của hợp đồng đặt cọc.
Đối với việc người mẹ bán đất nhưng con trai và con dâu vẫn ký tên: Nếu hợp đồng đã có công chứng, chứng thực rồi thì không bị vô hiệu về mặt hình thức theo Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Nếu việc con trai, con dâu kí tên trên hợp đồng do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc kí tên trên hợp đồng do bị nhầm lẫn thì có thể khởi kiện ra tòa án yêu cầu tuyên hợp đồng vô hiệu theo Điều 126, 127, Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015.
Khi khởi kiện cần nộp thêm các bằng chứng để chứng minh hai vợ chồng bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc bị nhầm lẫn. Nếu được tòa án chấp thuận thì hợp đồng không còn giá trị, các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận theoĐiều 131 Bộ luật dân sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?