Hợp đồng dầu khí có thời hạn tối đa là bao nhiêu năm? Mức thu hồi chi phí của nhà thầu trong hợp đồng dầu khí được xác định như thế nào?
Hợp đồng dầu khí có thời hạn tối đa là bao nhiêu năm?
Thời hạn hợp đồng dầu khí được quy định tại Điều 31 Luật Dầu khí 2022 như sau:
Thời hạn hợp đồng dầu khí
1. Thời hạn hợp đồng dầu khí không quá 30 năm, trong đó thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí không quá 05 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với lô dầu khí trong danh mục các lô dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư và ưu đãi đầu tư đặc biệt, thời hạn hợp đồng dầu khí không quá 35 năm, trong đó thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí không quá 10 năm.
3. Thời hạn hợp đồng dầu khí có thể được gia hạn nhưng không quá 05 năm, thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí có thể được gia hạn nhưng không quá 05 năm trên cơ sở chấp thuận của Bộ Công Thương, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
...
Theo đó, thời hạn hợp đồng dầu khí không quá 30 năm, trong đó thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí không quá 05 năm, trừ trường hợp lô dầu khí trong danh mục các lô dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư và ưu đãi đầu tư đặc biệt, thời hạn hợp đồng dầu khí không quá 35 năm, trong đó thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí không quá 10 năm.
Thời hạn hợp đồng dầu khí có thể được gia hạn nhưng không quá 05 năm, thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí có thể được gia hạn nhưng không quá 05 năm trên cơ sở chấp thuận của Bộ Công Thương, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
Như vậy, hợp đồng dầu khí có thời hạn tối đa không quá 35 năm. Trường hợp lô dầu khí trong danh mục các lô dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư và ưu đãi đầu tư đặc biệt, thời hạn hợp đồng dầu khí tối đa không quá 40 năm.
Hợp đồng dầu khí có thời hạn tối đa là bao nhiêu năm? Mức thu hồi chi phí của nhà thầu trong hợp đồng dầu khí được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)
Mức thu hồi chi phí của nhà thầu trong hợp đồng dầu khí được xác định như thế nào?
Mức thu hồi chi phí của nhà thầu trong hợp đồng dầu khí được quy định tại Điều 33 Luật Dầu khí 2022 như sau:
Mức thu hồi chi phí trong hợp đồng dầu khí
Các bên tham gia hợp đồng dầu khí có thể thỏa thuận mức thu hồi chi phí của nhà thầu trong hợp đồng dầu khí theo quy định sau đây:
1. Tối đa 50% sản lượng dầu khí khai thác được trong năm đối với hợp đồng dầu khí áp dụng cho lô dầu khí thông thường;
2. Tối đa 70% sản lượng dầu khí khai thác được trong năm đối với các hợp đồng dầu khí áp dụng cho lô, mỏ dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư;
3. Tối đa 80% sản lượng dầu khí khai thác được trong năm đối với các hợp đồng dầu khí áp dụng cho lô, mỏ dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt.
Theo đó, mức thu hồi chi phí của nhà thầu trong hợp đồng dầu khí có thể do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, mức thu hồi chi phí của nhà thầu trong hợp đồng dầu khí phải đảm bảo theo quy định sau đây:
- Tối đa 50% sản lượng dầu khí khai thác được trong năm đối với hợp đồng dầu khí áp dụng cho lô dầu khí thông thường;
- Tối đa 70% sản lượng dầu khí khai thác được trong năm đối với các hợp đồng dầu khí áp dụng cho lô, mỏ dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư;
- Tối đa 80% sản lượng dầu khí khai thác được trong năm đối với các hợp đồng dầu khí áp dụng cho lô, mỏ dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt.
Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí trong bao lâu?
Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí được quy định tại Điều 26 Nghị định 45/2023/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí
...
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (trong trường hợp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia hợp đồng dầu khí với tư cách nhà thầu) và các bộ, ngành có liên quan.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Công Thương, các bộ, ngành phải có ý kiến bằng văn bản về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình gửi Bộ Công Thương.
4. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương ban hành văn bản chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí.
Theo đó, trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương ban hành văn bản chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí.
Lưu ý:
Hồ sơ đề nghị chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí được quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 45/2023/NĐ-CP như sau:
- Văn bản đề nghị chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí, trong đó nêu rõ lý do; kế hoạch triển khai hoạt động dầu khí trong thời gian gia hạn; các cam kết công việc tối thiểu và cam kết tài chính tối thiểu trong thời gian được gia hạn (nếu có);
- Đánh giá của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về đề xuất của nhà thầu; văn bản tiếp thu, giải trình của nhà thầu (nếu có);
- Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?