Hợp đồng giao kết từ xa là gì? Khi giao kết hợp đồng từ xa, tổ chức kinh doanh phải cung cấp cho người tiêu dùng thông tin gì?
Hợp đồng giao kết từ xa là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 99/2011/NĐ-CP giải thích hợp đồng giao kết từ xa là hợp đồng được ký kết giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông qua phương tiện điện tử hoặc điện thoại.
Hợp đồng giao kết từ xa (hình từ Internet)
Khi giao kết hợp đồng từ xa, tổ chức kinh doanh phải cung cấp cho người tiêu dùng thông tin gì?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Hợp đồng giao kết từ xa
1. Khi giao kết hợp đồng từ xa, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin sau:
a) Tên của tổ chức, cá nhân kinh doanh, số điện thoại liên lạc, địa chỉ, trụ sở, địa chỉ cơ sở chịu trách nhiệm về đề nghị giao kết hợp đồng (nếu có);
b) Chất lượng của hàng hóa, dịch vụ;
c) Chi phí giao hàng (nếu có);
d) Phương thức thanh toán, phương thức giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
đ) Thời gian có hiệu lực của đề nghị giao kết và mức giá đề nghị giao kết;
e) Chi phí sử dụng phương tiện thông tin liên lạc cho việc giao kết hợp đồng nếu chi phí này chưa được tính vào giá của hàng hóa, dịch vụ;
g) Chi tiết về tính năng, công dụng, cách thức sử dụng của hàng hóa, dịch vụ là đối tượng hợp đồng.
2. Trường hợp việc đề nghị giao kết hợp đồng được thực hiện thông qua điện thoại, tổ chức, cá nhân kinh doanh cần phải nói rõ ngay từ đầu về tên, địa chỉ của mình và mục đích của cuộc đàm thoại.
3. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin quy định tại khoản 1 Điều này thì trong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng người tiêu dùng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết và thông báo cho tổ chức, cá nhân kinh doanh. Người tiêu dùng không phải trả bất kỳ chi phí nào liên quan đến việc chấm dứt đó và chỉ phải trả chi phí đối với phần hàng hóa, dịch vụ đã sử dụng.
4. Trường hợp người tiêu dùng đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều này, tổ chức; cá nhân kinh doanh phải trả lại tiền cho người tiêu dùng chậm nhất là ba mươi (30) ngày kể từ ngày người tiêu dùng tuyên bố đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Quá thời hạn này, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán. Việc hoàn trả được thực hiện theo phương thức mà người tiêu dùng đã thanh toán, trừ trường hợp người tiêu dùng đồng ý thanh toán bằng phương thức khác.
Trường hợp việc chấm dứt hợp đồng gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh phải bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự.
Theo đó, khi giao kết hợp đồng từ xa, tổ chức kinh doanh phải cung cấp cho người tiêu dùng thông tin sau:
- Tên của tổ chức, cá nhân kinh doanh, số điện thoại liên lạc, địa chỉ, trụ sở, địa chỉ cơ sở chịu trách nhiệm về đề nghị giao kết hợp đồng (nếu có);
- Chất lượng của hàng hóa, dịch vụ;
- Chi phí giao hàng (nếu có);
- Phương thức thanh toán, phương thức giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
- Thời gian có hiệu lực của đề nghị giao kết và mức giá đề nghị giao kết;
- Chi phí sử dụng phương tiện thông tin liên lạc cho việc giao kết hợp đồng nếu chi phí này chưa được tính vào giá của hàng hóa, dịch vụ;
- Chi tiết về tính năng, công dụng, cách thức sử dụng của hàng hóa, dịch vụ là đối tượng hợp đồng.
Cản trở người tiêu dùng đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết có bị phạt tiền không?
Căn cứ Điều 53 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm về hợp đồng giao kết từ xa
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi giao kết hợp đồng từ xa với người tiêu dùng đối với một trong các trường hợp sau đây:
a) Không cung cấp đầy đủ, rõ ràng các thông tin theo quy định;
b) Không hoàn lại tiền trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người tiêu dùng tuyên bố đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết hoặc không trả lãi đối với khoản tiền chậm trả cho người tiêu dùng theo quy định;
c) Hạn chế hoặc cản trở người tiêu dùng đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết trong thời hạn mười ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin theo quy định;
d) Buộc hoặc yêu cầu người tiêu dùng phải trả chi phí để được phép thực hiện việc chấm dứt hợp đồng đã giao kết ngoại trừ chi phí đối với phần hàng hóa, dịch vụ đã được người tiêu dùng sử dụng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b và d khoản 1 Điều này.
Theo đó, cản trở người tiêu dùng đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết sẽ bị phạt tiền nếu hành vi này được thực hiện khi thỏa mãn hai điều kiện sau:
- Cá nhân, tổ chức cản trở người tiêu dùng đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết trong thời hạn mười ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật về hợp đồng giao kết từ xa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?