Hợp đồng gửi giữ tài sản là gì? Trách nhiệm đối với tài sản gửi giữ trong hợp đồng gửi giữ tài sản?
Hợp đồng gửi giữ tài sản là gì?
Căn cứ Điều 554 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản như sau:
“Điều 554. Hợp đồng gửi giữ tài sản
Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.”
Theo đó, hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ.
Tải về mẫu hợp đồng gửi giữ tài sản mới nhất 2023: Tại Đây
Hợp đồng gửi giữ tài sản
Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng gửi giữ tài sản?
Quyền và nghĩa vụ của bên gửi tài sản được quy định tại Điều 555 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 556 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
“Điều 555. Nghĩa vụ của bên gửi tài sản
1. Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận.
Điều 556. Quyền của bên gửi tài sản
1. Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý.
2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.”
Như vậy, bên gửi tài sản có quyền:
- Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý.
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
Đồng thời có nghĩa vụ:
- Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận.
Đối với quyền và nghĩa vụ của bên giữ tài sản được quy định tại Điều 557 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 558 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
“Điều 557. Nghĩa vụ của bên giữ tài sản
1. Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.
2. Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.
3. Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.
4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
Điều 558. Quyền của bên giữ tài sản
1. Yêu cầu bên gửi trả tiền công theo thỏa thuận.
2. Yêu cầu bên gửi trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công.
3. Yêu cầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên gửi một thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không xác định thời hạn.
4. Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên gửi, báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu được do bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản.”
Theo đó, bên gửi tài sản được thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong phạm vi luật định như trên.
Trách nhiệm đối với tài sản gửi giữ trong hợp đồng gửi giữ tài sản?
Trách nhiệm trả lại tài sản gửi giữ được quy định tại Điều 559 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
“Điều 559. Trả lại tài sản gửi giữ
1. Bên giữ phải trả lại chính tài sản đã nhận và cả hoa lợi nếu có, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Địa điểm trả tài sản gửi giữ là nơi gửi; nếu bên gửi yêu cầu trả tài sản ở địa điểm khác thì phải chịu chi phí vận chuyển đến nơi đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Bên giữ phải trả lại tài sản đúng thời hạn và chỉ có quyền yêu cầu bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn, nếu có lý do chính đáng.”
Đối với việc chậm giao, chậm nhận tài sản gửi giữ được quy định tại Điều 560 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“Điều 560. Chậm giao, chậm nhận tài sản gửi giữ
Trường hợp bên giữ chậm giao tài sản thì không được yêu cầu bên gửi trả tiền công và thanh toán các chi phí về bảo quản, kể từ thời điểm chậm giao và phải chịu rủi ro đối với tài sản trong thời gian chậm giao tài sản.
Trường hợp bên gửi chậm nhận tài sản thì phải thanh toán các chi phí về bảo quản và tiền công cho bên nhận giữ tài sản trong thời gian chậm nhận.”
Theo đó, trường hợp bạn chậm nhận tài sản thì phải thanh toán các chi phí bảo quản và tiền công cho bên nhận giữa tài sản. Ngoài ra, vì số lượng hàng hóa của bạn sắp hết hạn sử dụng thì bên công ty dịch vụ hoàn toàn có quyền bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên gửi. Tuy nhiên, phải báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu được do bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản theo khoản 4 Điều 558 Bộ luật Dân sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhân viên bán hàng là gì? Công ty có thể tuyển dụng nhân viên bán hàng theo những hình thức nào?
- Mọi trường hợp CSGT dừng xe người tham gia giao thông thì đều xử lý vi phạm giao thông đúng không?
- Thời gian nghỉ không lương tối đa đối với công chức, viên chức là bao lâu? Thời gian nghỉ không lương có tính vào thời gian làm việc tính phép năm?
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?