Hợp đồng khoán rừng là gì? Đơn giá khoán làm cơ sở để thỏa thuận giá trị hợp đồng khoán rừng được xác định như thế nào?

Hợp đồng khoán rừng là gì? Đơn giá khoán làm cơ sở để thỏa thuận giá trị hợp đồng khoán rừng được xác định như thế nào? Quyền và trách nhiệm của bên khoán rừng được quy định như thế nào theo quy định?

Hợp đồng khoán rừng là gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khoán rừng, vườn cây, mặt nước là hình thức thỏa thuận thực hiện công việc trong hoạt động quản lý bảo vệ, sử dụng, sản xuất kinh doanh giữa bên khoán và bên nhận khoán trong một thời hạn nhất định.
2. Hợp đồng khoán là văn bản thỏa thuận dân sự về nội dung khoán và các nội dung giao kết khác giữa bên khoán và bên nhận khoán.
3. Mặt nước là vùng đất ngập nước và được sử dụng để nuôi trồng thủy sản trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thuộc diện tích đất được nhà nước giao cho các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
4. Khoán công việc, dịch vụ là hình thức khoán một hay nhiều công đoạn theo quy trình trồng và chăm sóc rừng, bảo vệ rừng, vườn cây, mặt nước hoặc khoán theo thời vụ trồng, thu hoạch của các công việc và dịch vụ.
5. Khoán ổn định là hình thức khoán theo chu kỳ cây trồng, vật nuôi hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, vườn cây, mặt nước.

Theo đó, hợp đồng khoán là văn bản thỏa thuận dân sự về nội dung khoán và các nội dung giao kết khác giữa bên khoán và bên nhận khoán.

Và, khoán rừng là hình thức thỏa thuận thực hiện công việc trong hoạt động quản lý bảo vệ, sử dụng, sản xuất kinh doanh giữa bên khoán và bên nhận khoán trong một thời hạn nhất định.

Như vậy, hợp đồng khoán rừng được hiểu là văn bản thỏa thuận dân sự giữa bên khoán và bên nhận khoán về việc thực hiện công việc trong hoạt động quản lý bảo vệ, sử dụng, sản xuất kinh doanh trong một thời hạn nhất định.

Hợp đồng khoán rừng là gì? Đơn giá khoán làm cơ sở để thỏa thuận giá trị hợp đồng khoán rừng được xác định như thế nào?

Hợp đồng khoán rừng là gì? Đơn giá khoán làm cơ sở để thỏa thuận giá trị hợp đồng khoán rừng được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)

Đơn giá khoán làm cơ sở để thỏa thuận giá trị hợp đồng khoán rừng được xác định như thế nào?

Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định về thời hạn, hạn mức và đơn giá khoán như sau:

Thời hạn, hạn mức và đơn giá khoán
...
3. Đơn giá khoán và chia sẻ lợi ích
a) Đơn giá khoán làm cơ sở để thỏa thuận giá trị hợp đồng khoán được xác định theo suất đầu tư hoặc mức hỗ trợ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Việc chia sẻ lợi ích trên diện tích khoán áp dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước và thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng khoán.
b) Trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, thì bên khoán và nhận khoán căn cứ vào Điều kiện thực tế ở địa phương để thỏa thuận đơn giá khoán và chia sẻ lợi ích phù hợp.

Như vậy, đơn giá khoán làm cơ sở để thỏa thuận giá trị hợp đồng khoán rừng được xác định theo suất đầu tư hoặc mức hỗ trợ theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Ngoài ra, việc chia sẻ lợi ích trên diện tích khoán rừng sẽ được áp dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước và thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng khoán rừng.

Quyền và trách nhiệm của bên khoán rừng được quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Quyền và trách nhiệm của bên khoán và nhận khoán
1. Quyền và trách nhiệm của bên khoán
a) Quản lý, sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất đúng mục đích, quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quyết định lựa chọn bên nhận khoán theo các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này, chịu trách nhiệm trước pháp Luật về khoán.
b) Công bố công khai diện tích khoán, đối tượng nhận khoán đối với hình thức khoán ổn định trước khi tiến hành khoán và niêm yết danh sách hộ nhận khoán được ký hợp đồng khoán.
c) Thực hiện đúng quy định tại Nghị định này và giao kết tại hợp đồng khoán.
d) Có trách nhiệm chia sẻ các lợi ích hình thành trên diện tích khoán (nếu có); hỗ trợ các hoạt động về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán.
đ) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng khoán. Hàng năm hoặc khi hết thời hạn hiệu lực của hợp đồng khoán, bên khoán tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện và thanh toán theo hợp đồng hoặc thanh lý và quyết toán hợp đồng khoán để bảo đảm quyền lợi của các bên.
e) Được hủy bỏ hợp đồng khoán nếu bên khoán vi phạm hợp đồng khoán hoặc vi phạm pháp Luật.
2. Quyền và trách nhiệm của bên nhận khoán
a) Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng khoán; chịu sự kiểm tra, giám sát của bên khoán theo nội dung hợp đồng và chịu trách nhiệm trước pháp Luật về những vi phạm về khoán.
b) Được nhận bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên khoán vi phạm hợp đồng hoặc phải bồi thường thiệt hại cho bên khoán trong trường hợp vi phạm hợp đồng khoán.
c) Được chia sẻ các lợi ích hình thành từ diện tích nhận khoán (nếu có) và thành quả lao động, kết quả đầu tư theo hợp đồng.
d) Trong trường hợp bị thiên tai, rủi ro bất khả kháng bên nhận khoán được xem xét hỗ trợ thiệt hại từ nguồn vốn tự đầu tư theo quy định của pháp Luật

Theo đó, quyền và trách nhiệm của bên khoán rừng sẽ bao gồm:

- Quản lý, sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất đúng mục đích, quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quyết định lựa chọn bên nhận khoán theo các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 168/2016/NĐ-CP, chịu trách nhiệm trước pháp Luật về khoán.

- Công bố công khai diện tích khoán, đối tượng nhận khoán đối với hình thức khoán ổn định trước khi tiến hành khoán và niêm yết danh sách hộ nhận khoán được ký hợp đồng khoán.

- Thực hiện đúng quy định tại Nghị định 168/2016/NĐ-CP và giao kết tại hợp đồng khoán.

- Có trách nhiệm chia sẻ các lợi ích hình thành trên diện tích khoán (nếu có);

+ Hỗ trợ các hoạt động về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng khoán.

- Hàng năm hoặc khi hết thời hạn hiệu lực của hợp đồng khoán, bên khoán tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện và thanh toán theo hợp đồng hoặc thanh lý và quyết toán hợp đồng khoán để bảo đảm quyền lợi của các bên.

- Được hủy bỏ hợp đồng khoán nếu bên khoán vi phạm hợp đồng khoán hoặc vi phạm pháp luật.

Hợp đồng khoán rừng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hợp đồng khoán rừng là gì? Đơn giá khoán làm cơ sở để thỏa thuận giá trị hợp đồng khoán rừng được xác định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng khoán rừng
435 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng khoán rừng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng khoán rừng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào