Hợp đồng lao động theo Nghị định 111 được ký kết theo hình thức nào? Người lao động nào được ký hợp đồng 111?
Hợp đồng lao động theo Nghị định 111 được ký kết theo hình thức nào?
Tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 111/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Hình thức, các loại hợp đồng và điều kiện ký kết hợp đồng
1. Các công việc quy định tại Điều 4 Nghị định này được ký kết hợp đồng bằng văn bản; trường hợp giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử thì có giá trị như hợp đồng bằng văn bản. Các loại hợp đồng được ký kết bao gồm:
a) Hợp đồng dịch vụ theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của pháp luật khác có liên quan;
b) Hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động và quy định tại Nghị định này.
2. Điều kiện ký kết hợp đồng
a) Đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập: Phải có nhu cầu ký kết hợp đồng thực hiện các công việc quy định tại Điều 4 Nghị định này và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật;
b) Đối với tổ chức cung cấp dịch vụ: Phải đáp ứng đầy đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, bảo đảm chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động và quy định của pháp luật khác có liên quan;
c) Đối với cá nhân: Phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 đối với trường hợp cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ hoặc khoản 1 Điều 10 đối với trường hợp cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại Nghị định này.
Theo đó, hợp đồng lao động theo Nghị định 111 được ký kết bằng văn bản. Trong trường hợp giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử thì có giá trị như hợp đồng bằng văn bản.
- Các loại hợp đồng theo Nghị định 111 được ký kết gồm có hợp đồng dịch vụ và hợp đồng lao động.
Và hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động và quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP, cụ thể là:
+ Hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ.
+ Hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Người lao động nào được ký hợp đồng 111?
Theo quy định tại Điều 8 và Điều 10 Nghị định 111/2022/NĐ-CP, người lao động được ký hợp đồng 111 là:
- Đối với hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ
Cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
+ Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
+ Đủ tuổi lao động theo quy định của pháp luật lao động và pháp luật chuyên ngành;
+ Có đủ sức khỏe để làm việc;
+ Có lý lịch được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;
+ Có khả năng đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm;
+ Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ hoặc đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; không trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan đến công việc ký kết hợp đồng;
+ Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và theo tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.
- Đối với hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ
Cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện và được hưởng các quyền lợi sau đây:
- Đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định của cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ đã nêu ở phần trên.
- Đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Chịu trách nhiệm về việc thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật, theo thỏa thuận trong hợp đồng và theo yêu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Thời gian làm việc theo hợp đồng lao động (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trường hợp ký hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ được tính làm căn cứ xếp lương theo vị trí việc làm nếu được tuyển dụng, tiếp nhận vào làm công chức, viên chức. Việc xếp lương tương ứng với vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận thực hiện theo quy định của pháp luật;
- Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định tại điểm a, điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP.
Người ký hợp đồng lao động theo Nghị định 111 có phải viên chức không?
Người ký hợp đồng lao động theo Nghị định 111 không phải viên chức bởi căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 111/2022/NĐ-CP, các công việc được ký kết hợp đồng theo Nghị định 111 bao gồm:
- Các công việc hỗ trợ, phục vụ: Lái xe, bảo vệ, Lễ tân, phục vụ; tạp vụ, bảo trì, bảo dưỡng, vận hành thiết bị, máy móc,...
- Các công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
Đồng thời, căn cứ tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 có quy định như sau:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu khai mạc lễ mừng thọ của Hội người cao tuổi? Tham khảo mẫu bài phát biểu khai mạc?
- Phổ điểm TSA 2025 đợt 1 chính thức? Phổ điểm đánh giá tư duy 2025 đợt 1 Đại học Bách khoa Hà Nội? Lịch thi TSA 2025?
- Đề nghị Bộ Công an chủ động hướng dẫn công an cấp tỉnh triển khai Đề án sắp xếp công an cấp huyện?
- Danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc tại Bộ Y tế được công nhận, thay đổi, hủy bỏ công nhận và đăng tải thế nào theo Thông tư 03/2025?
- Mẫu báo cáo đăng ký sát hạch lái xe mới nhất? Báo cáo đăng ký sát hạch đối với đào tạo lái xe mô tô các hạng A1, A, B1?