Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Thời điểm nào thì chuyển rủi ro cho bên mua khi hợp đồng không xác định địa điểm giao hàng cụ thể?
Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?
Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa về hợp đồng mua bán tài sản như sau:
Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
Điều 24 Luật Thương mại 2005 quy định về hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá:
- Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
- Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Hợp đồng mua bán hàng hóa
Quy định về cách xác định địa điểm giao hàng
Điều 35 Luật Thương mại 2005 quy định về cách thức xác định địa điểm giao hàng như sau:
- Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận.
- Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:
+ Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó;
+ Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;
+ Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;
+ Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.
Bạn có thể tham khảo cách xác định địa điểm giao hàng trên đây để tiện cho quá trình thỏa thuận hợp đồng.
Chuyển rủi ro là gì? Quy định về thời điểm chuyển rủi ro hàng hóa?
Trong hoạt động mua bán hàng hóa thương mại, thời điểm chuyển rủi ro là một trong những vấn đề mà các bên luôn quan tâm khi ký kết hợp động mua bán. Đặc biệt là đối với những loại hàng hóa dễ hư hỏng, mất mát. Theo đó, chuyển rủi ro là việc xác định bên mua hay bên bán là người chịu trách nhiệm với những tổn thất, hư hỏng của hàng hóa tại một thời điểm xác định. Và kể từ thời điểm chuyển rủi ro, bên bán không có trách nhiệm trong bất kỳ những tổn thất nào của hàng hóa.
Điều 58 Luật Thương mại 2005 quy định về chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định như sau:
"Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên."
Theo đó, vì hợp đồng mua bán hàng hóa của bạn chưa xác định được địa điểm giao hàng cụ thể. Do vậy, thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua là kể từ khi hàng hóa được giao cho người vận chuyển đầu tiên. Người vận chuyển đầu tiên trong trường hợp này có thể là người thứ 3 - ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
Trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển
Ngoài ra, cần lưu ý về trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển được quy định tại Điều 36 Luật Thương mại 2005, cụ thể:
- Trường hợp hàng hóa được giao cho người vận chuyển nhưng không được xác định rõ bằng ký mã hiệu trên hàng hóa, chứng từ vận chuyển hoặc cách thức khác thì bên bán phải thông báo cho bên mua về việc đã giao hàng cho người vận chuyển và phải xác định rõ tên và cách thức nhận biết hàng hoá được vận chuyển.
- Trường hợp bên bán có nghĩa vụ thu xếp việc chuyên chở hàng hoá thì bên bán phải ký kết các hợp đồng cần thiết để việc chuyên chở được thực hiện tới đích bằng các phương tiện chuyên chở thích hợp với hoàn cảnh cụ thể và theo các điều kiện thông thường đối với phương thức chuyên chở đó.
- Trường hợp bên bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển, nếu bên mua có yêu cầu thì bên bán phải cung cấp cho bên mua những thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá và việc vận chuyển hàng hoá để tạo điều kiện cho bên mua mua bảo hiểm cho hàng hoá đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?