Hợp đồng tặng cho xe máy có bắt buộc công chứng không? Nếu không công chứng thì hợp đồng tặng cho này có giá trị hay không?
Hợp đồng tặng cho xe máy có phải là hợp đồng tặng cho tài sản không?
Theo Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng tặng cho tài sản như sau:
“Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.”
Theo đó, hợp đồng tặng cho xe máy là hợp đồng tặng cho tài sản. Vì hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Hợp đồng tặng cho xe máy
Hợp đồng tặng cho xe máy có bắt buộc công chứng không?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe, gồm một trong các giấy tờ sau đây:
"a) Hóa đơn, chứng từ tài chính (biên lai, phiếu thu) hoặc giấy tờ mua bán, cho, tặng xe (quyết định, hợp đồng, văn bản thừa kế) theo quy định của pháp luật;
b) Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân có xác nhận công chứng hoặc chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác đối với lực lượng vũ trang và người nước ngoài làm việc trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà đăng ký xe theo địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;
c) Đối với xe công an thanh lý: Quyết định thanh lý xe của cấp có thẩm quyền và hóa đơn bán tài sản công hoặc hóa đơn bán tài sản nhà nước;
d) Đối với xe quân đội thanh lý: Giấy chứng nhận đăng ký xe, công văn xác nhận xe đã được loại khỏi trang bị quân sự của Cục Xe - máy, Bộ Quốc phòng và hóa đơn bán tài sản công hoặc hóa đơn bán tài sản nhà nước."
Bên cạnh đó, căn cứ Công văn 3956/BTP-HTQTCT năm 2014 quy định như sau:
"Ngày 04/4/2014, Bộ Công an ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe. Theo đó, tại điểm g khoản 1 Điều 10 quy định: “Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực”.
Để bảo đảm thực hiện đúng các quy định tại Thông tư số 20/2010/TT-BGTVT và Thông tư số 15/2014/TT-BCA nêu trên, nhằm bảo đảm thuận lợi cho người dân, Bộ Tư pháp đề nghị Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức hành nghề công chứng và Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
- Đối với Giấy bán, cho, tặng xe chuyên dùng thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người bán, cho, tặng xe thực hiện chứng thực chữ ký của người bán, cho, tặng xe.
- Đối với Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân thì người dân có quyền lựa chọn công chứng Giấy bán, cho, tặng xe tại các tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực chữ ký trên Giấy bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực; nếu người dân lựa chọn chứng thực chữ ký trên Giấy bán, cho, tặng xe cá nhân thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện như chứng thực chữ ký trên Giấy bán, cho, tặng xe chuyên dùng nêu trên.
..."
Như vậy, nếu như bạn muốn làm hợp đồng tặng xe lại cho em gái của mình thì trường hợp này hợp đồng tặng cho phải được công chứng (hợp đồng không được phép được chứng thực theo quy định pháp luật).
Do đó, hai bạn nên đến tổ chức hành nghề công chứng để công chứng hợp đồng tặng cho xe máy để đảm bảo hình thức theo quy định và để làm thủ tục sang tên trên Giấy đăng ký xe.
Nếu không công chứng thì hợp đồng tặng cho này có giá trị hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức như sau:
"2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực."
Bên cạnh đó, Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:
"1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định."
Như vậy, giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức khi giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?