Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai là gì? Hợp đồng này đăng ký giao dịch bảo đảm tại đâu?
Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai là gì?
Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai được quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư 10/2016/TT-BTC như sau:
Hợp đồng thế chấp tài sản hoặc Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai (sau đây gọi tắt là Hợp đồng thế chấp tài sản) là Hợp đồng được ký kết giữa Bên nhận thế chấp và Bên thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán của người được bảo lãnh đối với Bộ Tài chính theo phê duyệt cấp bảo lãnh Chính phủ của Thủ tướng Chính phủ.
5. Tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh: là tài sản hình thành từ khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và tài sản khác thuộc sở hữu của Bên thế chấp, quyền sử dụng đất của Bên thế chấp được đăng ký giao dịch bảo đảm để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ đối với khoản vay được Chính phủ bảo lãnh của Bên thế chấp theo quy định của pháp luật.
6. Công ty kiểm toán độc lập: là công ty kiểm toán thuộc danh sách Công ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng do Bộ Tài chính công bố hàng năm theo quy định của pháp luật hiện hành.
7. Các từ ngữ khác đã được quy định tại Luật Quản lý nợ công, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan được sử dụng theo định nghĩa đó.
Như vậy, theo quy định trên thì hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai là Hợp đồng được ký kết giữa Bên nhận thế chấp và Bên thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán của người được bảo lãnh đối với Bộ Tài chính theo phê duyệt cấp bảo lãnh Chính phủ của Thủ tướng Chính phủ.
Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai là gì?
(Hình từ Internet)
Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh đăng ký giao dịch bảo đảm tại đâu?
Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh đăng ký giao dịch bảo đảm tại đâu, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 10/2016/TT-BTC như sau:
Đăng ký giao dịch bảo đảm
1. Hợp đồng thế chấp tài sản phải được Bên thế chấp đăng ký giao dịch bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) hoặc tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Đối với tài sản chưa có quy định pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, Bên thế chấp báo cáo Bộ Tài chính ngay trong hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh để trình Thủ tướng Chính phủ việc áp dụng quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm.
3. Bên thế chấp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và đầy đủ của hồ sơ có liên quan đến việc đăng ký giao dịch bảo đảm.
4. Bên thế chấp chịu mọi chi phí phát sinh trong quá trình đăng ký giao dịch bảo đảm.
Như vậy, theo quy định trên thì hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh đăng ký giao dịch bảo đảm đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) hoặc tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Giá trị tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được quy định như thế nào?
Giá trị tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 10/2016/TT-BTC như sau:
Giá trị tài sản thế chấp
1. Đối với quyền sử dụng đất: được xác định theo quy định tại bảng khung giá đất do UBND tỉnh, thành phố nơi có tài sản, phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
2. Đối với các tài sản khác từ khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và tài sản khác thuộc sở hữu của Bên thế chấp:
3. Đối với tài sản đã hình thành: được xác định theo giá trị sổ sách phù hợp với quy định của pháp luật, do một công ty kiểm toán độc lập xác nhận.
4. Đối với tài sản hình thành trong tương lai: bằng giá thỏa thuận trong các hợp đồng thương mại đã ký được tài trợ từ khoản vay được Chính phủ bảo lãnh; khi quyết toán Dự án bằng chi phí thực tế phải trả để hình thành tài sản theo hóa đơn chứng từ liên quan được phê duyệt.
Như vậy, theo quy định trên thì giá trị tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được quy định như sau:
- Bằng giá thỏa thuận trong các hợp đồng thương mại đã ký được tài trợ từ khoản vay được Chính phủ bảo lãnh;
- Khi quyết toán Dự án bằng chi phí thực tế phải trả để hình thành tài sản theo hóa đơn chứng từ liên quan được phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?