Hợp đồng tín dụng ODA giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam và người vay lại được thanh lý trong trường hợp nào?
- Người vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được chuyển giao nghĩa vụ nợ phát sinh liên quan đến khoản vay lại cho người khác không?
- Hợp đồng tín dụng ODA giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam và người vay lại được thanh lý trong trường hợp nào?
- Trường hợp người vay lại vốn ODA vi phạm Hợp đồng tín dụng ODA thì Ngân hàng Phát triển có được khởi kiện không?
Người vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được chuyển giao nghĩa vụ nợ phát sinh liên quan đến khoản vay lại cho người khác không?
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Quy chế cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 63/QĐ-HĐQL năm 2008 quy định về việc thay đổi chủ thể Hợp đồng tín dụng ODA/Hiệp định vay phụ như sau:
Thay đổi chủ thể Hợp đồng tín dụng ODA/Hiệp định vay phụ
1. Người vay lại không được quyền chuyển giao, chuyển nhượng nghĩa vụ nợ phát sinh liên quan đến các khoản vay lại, trừ khi có sự chấp thuận bằng văn bản của NHPT.
2. Trường hợp Người vay lại là Doanh nghiệp Nhà nước được chuyển đổi hình thức sở hữu (chia tách, sáp nhập, hợp nhất, sắp xếp lại, cổ phần hóa và các hình thức thay đổi sở hữu khác) thì thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Người ra quyết định chuyển đổi có trách nhiệm:
a. Thông báo tiến trình thực hiện chuyển đổi cho NHPT để phối hợp;
b. Yêu cầu Người vay lại trả hết nợ vay cho NHPT theo đúng Hợp đồng tín dụng ODA/Hiệp định vay phụ đã ký trước khi bàn giao dự án cho Người vay lại mới;
Trường hợp Người vay lại không có khả năng trả hết nợ theo Thỏa thuận cho vay lại đã ký, yêu cầu Người vay lại mới phải ký lại Hợp đồng tín dụng ODA/Hiệp định vay phụ, ký nhận nợ và chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với NHPT theo đúng các quy định của Hợp đồng tín dụng ODA/Hiệp định vay phụ trước đây.
Như vậy, theo quy định thì người vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam không được quyền chuyển giao nghĩa vụ nợ phát sinh liên quan đến các khoản vay lại. Trừ khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Phát triển.
Người vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được chuyển giao nghĩa vụ nợ phát sinh liên quan đến khoản vay lại cho người khác không? (Hình từ Internet)
Hợp đồng tín dụng ODA giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam và người vay lại được thanh lý trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Quy chế cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 63/QĐ-HĐQL năm 2008 quy định về việc thanh lý Hợp đồng tín dụng ODA như sau:
Thanh lý Hợp đồng tín dụng ODA
1. Hợp đồng tín dụng ODA thanh lý khi:
a. Người vay lại thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ trả nợ vay (gốc, lãi, phí).
b. Chương trình/dự án được xóa toàn bộ nợ hoặc chuyển toàn bộ nợ sang cấp phát theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
c. Chuyển đổi chủ đầu tư theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (khi Người vay lại cũ đã trả hết nợ gốc, lãi, phí).
2. Sau khi thanh lý Hợp đồng tín dụng ODA, NHPT thực hiện tổng kết, đánh giá chung về kết quả thực hiện dự án và tổ chức thanh lý Hợp đồng ủy quyền cho vay lại với Bộ Tài chính.
Như vậy, theo quy định thì hợp đồng tín dụng ODA thanh lý khi:
(1) Người vay lại thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ trả nợ vay, bao gồm cả gốc, lãi và phí.
(2) Chương trình/dự án được xóa toàn bộ nợ hoặc chuyển toàn bộ nợ sang cấp phát theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
(3) Chuyển đổi chủ đầu tư theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (khi Người vay lại cũ đã trả hết nợ gốc, lãi, phí).
Trường hợp người vay lại vốn ODA vi phạm Hợp đồng tín dụng ODA thì Ngân hàng Phát triển có được khởi kiện không?
Căn cứ khoản 7 Điều 28 Quy chế cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 63/QĐ-HĐQL năm 2008 quy định về quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng Phát triển như sau:
Quyền và nghĩa vụ của NHPT:
...
5. Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư dự án cũng như quá trình sản xuất kinh doanh khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.
6. Khi đến hạn trả nợ, nếu Người vay lại không trả nợ và các bên không có thỏa thuận khác thì NHPT có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết phù hợp với pháp luật và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ. Trong trường hợp, NHPT cho vay lại theo hình thức tự chịu rủi ro tín dụng, NHPT chịu trách nhiệm trả nợ Bộ Tài chính thay cho Người vay lại.
7. Trường hợp cần thiết, khởi kiện Người vay lại vi phạm Hợp đồng tín dụng ODA/Hiệp định vay phụ, Hợp đồng bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện ghi chép, hạch toán kế toán rõ ràng các khoản cho vay lại theo từng người vay lại.
9. Cung cấp các thông tin, báo cáo liên quan đến việc thực hiện Chương trình/dự án cho Bộ Tài chính/Nhà tài trợ định kỳ hàng quý hoặc đột xuất theo yêu cầu.
...
Như vậy, trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Phát triển có thể khởi kiện người vay lại vi phạm Hợp đồng tín dụng ODA theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?