Hợp đồng vận tải hàng hóa đường thủy nội địa có bắt buộc lập thành văn bản không? Thời gian vận tải hàng hóa đường thủy nội địa được xác định thế nào?
Hợp đồng vận tải hàng hóa đường thủy nội địa có bắt buộc lập thành văn bản không?
Căn cứ khoản 1 Điều 86 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định về hợp đồng vận tải hàng hóa, giấy gửi hàng hoá và giấy vận chuyển như sau:
Hợp đồng vận tải hàng hóa, giấy gửi hàng hoá và giấy vận chuyển
1. Hợp đồng vận tải hàng hoá là sự thoả thuận giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải, trong đó xác định quan hệ về quyền và Fnghĩa vụ của hai bên. Hợp đồng vận tải được lập thành văn bản hoặc theo các hình thức khác mà hai bên thoả thuận.
2. Giấy gửi hàng hoá là bộ phận của hợp đồng vận tải do người thuê vận tải lập và gửi cho người kinh doanh vận tải trước khi giao hàng hoá. Giấy gửi hàng hoá có thể lập cho cả khối lượng hàng hoá thuê vận tải hoặc theo từng chuyến do hai bên thoả thuận trong hợp đồng.
Giấy gửi hàng hoá phải ghi rõ loại hàng hoá; ký hiệu, mã hiệu hàng hóa; số lượng, trọng lượng hàng hoá; nơi giao hàng hoá, nơi nhận hàng hoá; tên và địa chỉ của người gửi hàng; tên và địa chỉ của người nhận hàng; những yêu cầu khi xếp, dỡ, vận tải hàng hoá.
3. Giấy vận chuyển là chứng từ giao nhận hàng hoá giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải, là chứng cứ để giải quyết tranh chấp.
Giấy vận chuyển do người kinh doanh vận tải lập sau khi hàng hoá đã xếp lên phương tiện và phải có chữ ký của người thuê vận tải hoặc người được người thuê vận tải uỷ quyền.
Giấy vận chuyển phải ghi rõ loại hàng hoá; ký hiệu, mã hiệu hàng hoá; số lượng, trọng lượng hàng hoá; nơi giao hàng hoá, nơi nhận hàng hoá; tên và địa chỉ của người gửi hàng, tên và địa chỉ của người nhận hàng; cước phí vận tải và các chi phí phát sinh; các chi tiết khác mà người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải thoả thuận ghi vào giấy vận chuyển; xác nhận của người kinh doanh vận tải về tình trạng hàng hoá nhận vận tải.
Theo quy định trên, hợp đồng vận tải hàng hóa đường thủy nội địa không bắt buộc lập thành văn bản.
Hợp đồng vận tải có thể được lập thành văn bản hoặc theo các hình thức khác mà hai bên thoả thuận.
Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Thời gian vận tải hàng hóa đường thủy nội địa được xác định thế nào?
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 61/2015/TT-BGTVT về thời gian vận tải như sau:
Thời gian vận tải
Thời gian vận tải một chuyến tính từ khi hàng hóa được xếp xong xuống phương tiện, người thuê vận tải hoàn chỉnh đầy đủ hóa đơn và các giấy tờ khác có liên quan đến hàng hóa và giao cho người kinh doanh vận tải, người kinh doanh vận tải lập giấy vận chuyển có xác nhận của người thuê vận tải đến khi phương tiện đến nơi trả hàng hóa, người kinh doanh vận tải đã hoàn tất các thủ tục vào cảng, bến và người thuê vận tải đã nhận được thông báo của người kinh doanh vận tải phương tiện đến cảng, bến.
Theo đó, thời gian vận tải một chuyến tính từ khi hàng hóa được xếp xong xuống phương tiện, người thuê vận tải hoàn chỉnh đầy đủ hóa đơn và các giấy tờ khác có liên quan đến hàng hóa và giao cho người kinh doanh vận tải
Hoặc từ khi người kinh doanh vận tải lập giấy vận chuyển có xác nhận của người thuê vận tải đến khi phương tiện đến nơi trả hàng hóa, người kinh doanh vận tải đã hoàn tất các thủ tục vào cảng, bến và người thuê vận tải đã nhận được thông báo của người kinh doanh vận tải phương tiện đến cảng, bến.
Người kinh doanh vận tải hàng hóa đường thủy nội địa có những nghĩa vụ gì?
Theo khoản 2 Điều 87 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định về nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hàng hóa như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hàng hoá
...
2. Người kinh doanh vận tải hàng hoá có nghĩa vụ:
a) Cung cấp phương tiện đúng loại, đúng địa điểm; bảo quản hàng hoá trong quá trình vận tải và giao hàng hoá cho người nhận hàng theo thoả thuận trong hợp đồng;
b) Thông báo cho người thuê vận tải biết thời gian phương tiện đến cảng, bến và thời gian phương tiện đã làm xong thủ tục vào cảng, bến. Thời điểm thông báo do các bên thoả thuận trong hợp đồng;
c) Hướng dẫn xếp, dỡ hàng hoá trên phương tiện;
d) Bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải do mất mát, hư hỏng toàn bộ hoặc một phần hàng hoá xảy ra trong quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 94 của Luật này.
Như vậy, người kinh doanh vận tải hàng hóa đường thủy nội địa có những nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 87 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?