Hợp đồng xếp hạng tín nhiệm được lập thành văn bản dựa trên những nguyên tắc nào? Mỗi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm có số lượng chuyên viên phân tích là bao nhiêu?
Hợp đồng xếp hạng tín nhiệm được lập thành văn bản dựa trên những nguyên tắc nào?
Hợp đồng xếp hạng tín nhiệm được lập thành văn bản dựa trên những nguyên tắc nào? (Hình từ internet)
Theo khoản 1 Điều 27 Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Hợp đồng xếp hạng tín nhiệm
1. Hợp đồng xếp hạng tín nhiệm phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Điều 5 Nghị định.
…
Theo đó, hợp đồng xếp hạng tín nhiệm được lập thành văn bản dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 5 Nghị định 88/2014/NĐ-CP, cụ thể:
Nguyên tắc hoạt động xếp hạng tín nhiệm
1. Độc lập và khách quan.
2. Trung thực.
3. Minh bạch.
4. Tuân thủ quy định pháp luật hiện hành, quy định tại Nghị định này và các điều khoản quy định tại hợp đồng xếp hạng tín nhiệm khi thực hiện xếp hạng tín nhiệm.
Ngoài ra, hợp đồng xếp hạng tín nhiệm được lập thành văn bản và bao gồm những nội dung cơ bản được quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 88/2014/NĐ-CP sau:
– Tên, địa chỉ, người đại diện của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm và tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
– Mục đích, phạm vi và nội dung hoạt động xếp hạng tín nhiệm;
– Thời hạn thực hiện hợp đồng xếp hạng tín nhiệm;
– Điều kiện, điều khoản về việc công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm;
– Chi phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm;
– Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng xếp hạng tín nhiệm;
– Nghĩa vụ bảo mật thông tin của các bên theo quy định tại Điều 39 Nghị định 88/2014/NĐ-CP;
– Quy định về việc theo dõi, đánh giá định kỳ, cập nhật báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm cho đến khi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm kết thúc;
– Quy định về các trường hợp kết thúc hợp đồng xếp hạng tín nhiệm trước thời hạn và trách nhiệm của các bên;
– Quy định về xử lý các tranh chấp.
Mỗi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm có số lượng chuyên viên phân tích là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Chuyên viên phân tích
1. Đối với mỗi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm, doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm lựa chọn, phân công nhiệm vụ và quyết định số lượng chuyên viên phân tích căn cứ vào quy mô, tính chất của hợp đồng. Chuyên viên phân tích tham gia vào từng hợp đồng xếp hạng tín nhiệm phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
a) Đáp ứng đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định này;
b) Không tham gia hoạt động điều hành doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
c) Không đồng thời là thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm của cùng hợp đồng xếp hạng tín nhiệm đó;
d) Không thuộc các trường hợp xung đột lợi ích khi tham gia hợp đồng xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định này. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp xung đột lợi ích của chuyên viên phân tích theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định này thì doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải chấm dứt sự tham gia của chuyên viên phân tích vào hợp đồng xếp hạng tín nhiệm. Doanh nghiệp có thể thay thế, bổ sung chuyên viên phân tích mới nếu cần thiết.
…
Theo đó, căn cứ trên quy định số lượng chuyên viên phân tích trong mỗi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm do doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm lựa chọn, phân công nhiệm vụ và quyết định căn cứ vào quy mô, tính chất của hợp đồng.
Chuyên viên phân tích tham gia vào từng hợp đồng xếp hạng tín nhiệm phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
– Đáp ứng đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định 88/2014/NĐ-CP;
– Không tham gia hoạt động điều hành doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
– Không đồng thời là thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm của cùng hợp đồng xếp hạng tín nhiệm đó;
– Không thuộc các trường hợp xung đột lợi ích khi tham gia hợp đồng xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 88/2014/NĐ-CP.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp xung đột lợi ích của chuyên viên phân tích theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 88/2014/NĐ-CP thì doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải chấm dứt sự tham gia của chuyên viên phân tích vào hợp đồng xếp hạng tín nhiệm. Doanh nghiệp có thể thay thế, bổ sung chuyên viên phân tích mới nếu cần thiết.
Chuyên viên phân tích trong hợp đồng xếp hạng tín nhiệm có nhiệm vụ thế nào?
Theo khoản 2 Điều 29 Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Chuyên viên phân tích
…
2. Nhiệm vụ của chuyên viên phân tích:
a) Thu thập thông tin, phân tích, nhận định, xếp hạng về khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm theo phân công của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
b) Báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm dự kiến lên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm theo phân công của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
c) Báo cáo Hội đồng xếp hạng tín nhiệm và đề nghị chấm dứt tham gia vào hợp đồng xếp hạng tín nhiệm trong trường hợp xảy ra xung đột lợi ích quy định tại Điều 38 Nghị định này;
d) Tuân thủ bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức quy định tại Điều 34 Nghị định này.
Theo đó, chuyên viên phân tích tham gia vào từng hợp đồng xếp hạng tín nhiệm có nhiệm vụ:
– Thu thập thông tin, phân tích, nhận định, xếp hạng về khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm theo phân công của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
– Báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm dự kiến lên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm theo phân công của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
– Báo cáo Hội đồng xếp hạng tín nhiệm và đề nghị chấm dứt tham gia vào hợp đồng xếp hạng tín nhiệm trong trường hợp xảy ra xung đột lợi ích quy định tại Điều 38 Nghị định 88/2014/NĐ-CP;
– Tuân thủ bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức quy định tại Điều 34 Nghị định 88/2014/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?