Hợp pháp hóa lãnh sự là gì? Ngôn ngữ chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự là tiếng anh hay tiếng việt?
Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP thì hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Ngôn ngữ chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự là tiếng anh hay tiếng việt?
Ngôn ngữ chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự được quy định tại Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-BNG như sau:
Ngôn ngữ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự
Ngôn ngữ sử dụng để chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự là song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.
Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) được sử dụng ngôn ngữ chính thức của nước nơi giấy tờ, tài liệu được sử dụng để thay thế cho tiếng Anh.
Theo quy định trên, ngôn ngữ sử dụng để hợp pháp hóa lãnh sự là song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.
Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài được sử dụng ngôn ngữ chính thức của nước nơi giấy tờ, tài liệu được sử dụng để thay thế cho tiếng Anh.
Hợp pháp hóa lãnh sự là gì? Ngôn ngữ chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự là tiếng anh hay tiếng việt? (Hình từ Internet)
Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao được quy định thế nào?
Việc hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao thực hiện theo thủ tục được quy định tại Điều 14 Nghị định 111/2011/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao
1. Người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
a) 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định;
b) Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;
c) 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;
d) Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận;
đ) 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên;
e) 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu nêu tại điểm d và điểm đ để lưu tại Bộ Ngoại giao.
2. Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự xuất trình bổ sung bản chính giấy tờ, tài liệu có liên quan và nộp 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu này để lưu tại Bộ Ngoại giao.
3. Bộ Ngoại giao thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự trên cơ sở đối chiếu con dấu, chữ ký và chức danh trong chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trên giấy tờ, tài liệu với mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh đã được nước đó chính thức thông báo cho Bộ Ngoại giao.
4. Thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định này.
5. Trường hợp mẫu chữ ký, mẫu con dấu và chức danh của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài quy định tại điểm d khoản 1 Điều này chưa được chính thức thông báo hoặc cần kiểm tra tính xác thực, Bộ Ngoại giao đề nghị cơ quan này xác minh. Ngay sau khi nhận được kết quả xác minh, Bộ Ngoại giao giải quyết hồ sơ và trả kết quả cho đương sự.
Như vậy, người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự nộp 01 bộ hồ sơ với những tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 14 nêu trên đến cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự xuất trình bổ sung bản chính giấy tờ, tài liệu có liên quan và nộp 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu này để lưu tại Bộ Ngoại giao.
Bộ Ngoại giao thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự trên cơ sở đối chiếu con dấu, chữ ký và chức danh trong chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trên giấy tờ, tài liệu với mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh đã được nước đó chính thức thông báo cho Bộ Ngoại giao.
Lưu ý: Trường hợp mẫu chữ ký, mẫu con dấu và chức danh của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài chưa được chính thức thông báo hoặc cần kiểm tra tính xác thực thì Bộ Ngoại giao đề nghị cơ quan này xác minh.
Ngay sau khi nhận được kết quả xác minh, Bộ Ngoại giao giải quyết hồ sơ và trả kết quả cho đương sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh hiệu thi đua đối với tập thể Dân quân tự vệ sẽ bao gồm những danh hiệu nào theo Thông tư 93?
- Mẫu số 1D hồ sơ yêu cầu gói thầu dịch vụ tư vấn theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT thay thế Thông tư 07/2024/TT-BKHĐT?
- Có nộp tiền nhưng chưa đủ thì vẫn bị hủy kết quả trúng đấu giá biển số xe đúng không? Thời hạn quy định nộp tiền là bao lâu?
- Quy trình xét khen thưởng tập thể, cá nhân tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương theo Quy định 13?
- Mẫu nhận xét của chi bộ đối với Đảng viên theo Hướng dẫn 04-HD/TW như thế nào? Tải về Mẫu nhận xét của chi bộ đối với Đảng viên?