Hợp tác quốc tế về phòng chống bạo lực gia đình gồm những nội dung nào? Cơ quan nào có trách nhiệm hợp tác quốc tế về phòng chống bạo lực gia đình?

Cho tôi hỏi Hợp tác quốc tế về phòng chống bạo lực gia đình bao gồm những nội dung nào? Cơ quan nào có trách nhiệm nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phòng chống bạo lực gia đình? Câu hỏi của anh T.N.Q từ Đồng Tháp.

Hợp tác quốc tế về phòng chống bạo lực gia đình bao gồm những nội dung nào?

Nội dung hợp tác quốc tế về phòng chống bạo lực gia đình được quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:

Hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
2. Nội dung hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:
a) Tham gia tổ chức quốc tế; ký kết, thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án, hoạt động về phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Trao đổi thông tin và kinh nghiệm về phòng, chống bạo lực gia đình;
d) Nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực về phòng, chống bạo lực gia đình.

Như vậy, theo quy định, hợp tác quốc tế về phòng chống bạo lực gia đình bao gồm các nội dung sau đây:

(1) Tham gia tổ chức quốc tế; ký kết, thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình;

(2) Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án, hoạt động về phòng, chống bạo lực gia đình;

(3) Trao đổi thông tin và kinh nghiệm về phòng, chống bạo lực gia đình;

(4) Nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực về phòng, chống bạo lực gia đình.

Hợp tác quốc tế về phòng chống bạo lực gia đình gồm những nội dung nào? Cơ quan nào có trách nhiệm hợp tác quốc tế về phòng chống bạo lực gia đình?

Hợp tác quốc tế về phòng chống bạo lực gia đình bao gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào có trách nhiệm nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phòng chống bạo lực gia đình?

Trách nhiệm nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phòng chống bạo lực gia đình được quy định tại khoản 7 Điều 48 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:

Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình; phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan hướng dẫn tư vấn, thông tin, giáo dục, truyền thông; biên soạn tài liệu mẫu để tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đối với người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Chủ trì, phối hợp thực hiện công tác thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình.
6. Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
7. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình.
8. Chỉ đạo xây dựng, thực hiện, tổng kết kinh nghiệm, nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.
9. Hướng dẫn việc đưa nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào hương ước, quy ước cộng đồng dân cư.

Như vậy, theo quy định, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan có trách nhiệm nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phòng chống bạo lực gia đình.

Nhà nước có những chính sách gì về phòng chống bạo lực gia đình?

Chính sách của Nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình được quy định tại Điều 6 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:

Chính sách của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình; ưu tiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân viện trợ, tài trợ, tặng cho, đóng góp, hỗ trợ, ủng hộ, đầu tư kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất, nhu yếu phẩm cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình; hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình; phát triển các mô hình tư vấn xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng ngừa bạo lực gia đình và hỗ trợ người bị bạo lực gia đình; phát triển mạng lưới cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.
3. Khuyến khích sáng tác văn học, nghệ thuật về phòng, chống bạo lực gia đình; ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin trong phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Biểu dương, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình; có chế độ hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Hỗ trợ việc bồi dưỡng nâng cao năng lực đối với người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Như vậy, theo quy định, các chính sách của Nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình bao gồm:

(1) Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình;

Ưu tiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

(2) Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân viện trợ, tài trợ, tặng cho, đóng góp, hỗ trợ, ủng hộ, đầu tư kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất, nhu yếu phẩm cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình;

Hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình;

Phát triển các mô hình tư vấn xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng ngừa bạo lực gia đình và hỗ trợ người bị bạo lực gia đình;

Phát triển mạng lưới cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.

(3) Khuyến khích sáng tác văn học, nghệ thuật về phòng, chống bạo lực gia đình;

Ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin trong phòng, chống bạo lực gia đình.

(4) Biểu dương, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình;

Có chế độ hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình.

(5) Hỗ trợ việc bồi dưỡng nâng cao năng lực đối với người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Phòng chống bạo lực gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Điều kiện xét tặng Giấy khen của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với cá nhân, tập thể tham gia phòng, chống bạo lực gia đình
Pháp luật
Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình có hoạt động vì mục đích lợi nhuận không?
Pháp luật
Cơ sở cung cấp nơi tạm lánh cho người bị bạo lực gia đình cần phải đáp ứng những yêu cầu tối thiểu nào?
Pháp luật
Địa chỉ tin cậy là gì? Khi tiếp nhận người bị bạo lực gia đình thì địa chỉ tin cậy phải thông bao đến cơ quan nào?
Pháp luật
Người bị bạo lực gia đình có được quyền lựa chọn chỗ ở khi áp dụng quyết định cấm tiếp xúc không?
Pháp luật
Lợi dụng hoạt động phòng chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu đơn tố cáo chồng bạo lực gia đình? Cách viết đơn tố cáo bạo lực gia đình? 16 hành vi bạo lực gia đình là những hành vi nào?
Pháp luật
Đối tượng nào được ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình?
Pháp luật
Hoạt động giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình được thực hiện thông qua hình thức nào theo quy định?
Pháp luật
Chủ thể nào có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp về phòng, chống bạo lực gia đình theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình?
Pháp luật
Việc tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình có dành cho người chuẩn bị kết hôn theo quy định pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống bạo lực gia đình
1,760 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống bạo lực gia đình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống bạo lực gia đình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào