Hợp tác xã tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo với cơ quan đăng ký hợp tác xã hay không? Trường hợp đã tạm ngừng kinh doanh nhưng hợp tác xã vẫn tiếp tục hoạt động thì xử lý như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã được quy định thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã được quy định tại Điều 8 và Điều 9 Luật Hợp tác xã 2012 như sau:
* Quyền của hợp tác xã
- Thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liêu hiệp hợp tác xã; tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của mình.
- Quyết định tổ chức quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; thuê và sử dụng lao động.
- Tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo ngành, nghề đã đăng ký nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, hợp tác xã thành viên.
- Cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm cho thành viên, hợp tác xã thành viên và ra thị trường nhưng phải bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với thành viên, hợp tác xã thành viên.
- Kết nạp mới, chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên.
- Tăng, giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động; huy động vốn và hoạt động tín dụng nội bộ theo quy định của pháp luật.
- Liên doanh, liên kết, hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Quản lý, sử dụng, xử lý vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Thực hiện việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, khoản nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Tham gia các tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Khiếu nại hoặc thông qua người đại diện tố cáo các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; xử lý thành viên, hợp tác xã thành viên vi phạm điều lệ và giải quyết tranh chấp nội bộ.
* Nghĩa vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Thực hiện các quy định của điều lệ.
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của Luật này.
- Hoạt động đúng ngành, nghề đã đăng ký.
- Thực hiện hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã với thành viên, liên hiệp hợp tác xã với hợp tác xã thành viên.
- Thực hiện quy định của pháp luật về tài chính, thuế, kế toán, kiểm toán, thống kê.
- Quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
- Quản lý, sử dụng đất và tài nguyên khác được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật.
- Ký kết và thực hiện hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chính sách khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
- Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp thông tin cho thành viên, hợp tác xã thành viên.
- Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Chính phủ.
- Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của pháp luật.
Hợp tác xã tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo với cơ quan đăng ký hợp tác xã không?
Hợp tác xã tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo với cơ quan đăng ký hợp tác xã không? Thời hạn được tạm ngừng là bao lâu?
Theo Điều 15 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT quy định về việc tạm ngừng hoạt động của hợp tác xã như sau:
- Khi tạm ngừng hoạt động hợp tác xã, tạm ngừng hoạt động, hợp tác xã gửi thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục I-11 đến cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã ít nhất 15 (mười lăm) ngày trước khi tạm ngừng hoạt động.
Kèm theo thông báo là nghị quyết của đại hội thành viên hoặc quyết định bằng văn bản của hội đồng quản trị về việc tạm ngừng hoạt động hợp tác xã.
- Khi nhận thông báo, cơ quan đăng ký hợp tác xã trao giấy biên nhận và lưu vào hồ sơ đăng ký của hợp tác xã để theo dõi.
- Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu vẫn tiếp tục tạm ngừng hoạt động thì hợp tác xã phải thông báo tiếp cho cơ quan đăng ký hợp tác xã. Tổng thời gian tạm ngừng hoạt động liên tiếp không được quá một năm.
Theo quy định trên, ta thấy trường hợp hợp tác xã tạm ngừng kinh doanh phải thực hiện thông báo với cơ quan đăng ký hợp tác xã có thẩm quyền. Tổng thời gian tạm ngừng hoạt động liên tiếp không được quá một năm.
Hợp tác xã đã tạm ngừng kinh doanh nhưng vẫn tiếp tục hoạt động thì xử lý như thế nào?
Hợp tác xã đã tạm ngừng kinh doanh nhưng vẫn tiếp tục hoạt động thì bị xử lý theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 65 Nghị định 122/2021/NĐ-CP như sau:
"Điều 65. Vi phạm về hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
...
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
c) Tiếp tục hoạt động trong thời gian hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã thông báo tạm ngừng hoạt động.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;"
Theo đó, mức phạt tiền này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.
Như vậy, hợp tác xã khi hoạt động được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 8 và Điều 9 Luật Hợp tác 2012. Trong quá trình hoạt động, hợp tác xã được phép tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo đến cơ quan đăng ký hợp tác xã có thẩm quyền và tổng thời gian tạm ngừng hoạt động liên tiếp không được quá một năm. Trường hợp hợp tác xã đã thông báo tạm ngừng kinh doanh nhưng vẫn tiếp tục hoạt động thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định 122/2021/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?