Hợp tác xã trồng nấm muốn bán lẻ thêm các loại nông sản khác có cần bổ sung ngành nghề kinh doanh không?
Về vướng mắc của chị Chi lần này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin phản hồi cùng chị như sau.
Hợp tác xã trồng nấm muốn bán lẻ thêm các loại nông sản khác có cần bổ sung ngành nghề kinh doanh không?
Hợp tác xã (Hình từ Internet)
Trường hợp bên chị muốn kinh doanh các mặt hàng rau, củ, thịt, trứng... nằm ngoài nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì phải làm thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh theo quy định tại Điều 11 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT (Được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT) cụ thể như sau:
Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hợp tác xã có thay đổi về tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật thì hợp tác xã phải đăng ký với cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.
Hợp tác xã nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã;
b) Nghị quyết của đại hội thành viên hoặc quyết định của hội đồng quản trị về việc thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký hợp tác xã thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký của hợp tác xã và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã cho hợp tác xã. Nếu không thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký của hợp tác xã thì cơ quan đăng ký hợp tác xã thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho hợp tác xã biết.
2. Trường hợp thay đổi địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã sang quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi hợp tác xã đã đăng ký thì hợp tác xã đăng ký thay đổi tại cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở mới.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở mới thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã cho hợp tác xã và gửi thông tin đến cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi trước đây hợp tác xã đăng ký.
Trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính, hợp tác xã phải thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế. Việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã.
Như vậy khi hợp tác xã của chị Chi có thay đổi về ngành, nghề kinh doanh thì trong vòng 15 ngày phải đăng ký với cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.
Về việc hợp tác xã và một công ty TNHH đăng ký địa điểm kinh doanh tại một địa chỉ thì pháp luật không cấm, thực tế là hiện nay rất nhiều công ty đăng ký địa chỉ trụ trở tại cùng 1 tòa nhà, thậm chí là cùng một tầng của tòa nhà. Miễn là thực tế có hoạt động kinh doanh hợp pháp.
Hợp tác xã phải thực hiện chế độ báo cáo vào thời điểm nào trong năm?
Về chế độ báo cáo và tình hình hoạt động của hợp tác xã được quy định tại Điều 25 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT (Được sửa đổi bởi Điều 5 Thông tư 09/2019/TT-BKHĐT) như sau:
Chế độ báo cáo về tình hình hoạt động của hợp tác xã
1. Chậm nhất vào ngày 15 tháng 12, hợp tác xã báo cáo trung thực, đầy đủ, chính xác bằng văn bản tình hình hoạt động của hợp tác xã của năm với cơ quan đăng ký hợp tác xã theo mẫu quy định tại Phụ lục I-18.
2. Chậm nhất vào ngày 18 tháng 12, cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp huyện tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã của năm trên địa bàn huyện theo mẫu quy định tại Phụ lục II-13 gửi cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp tỉnh.
3. Chậm nhất vào ngày 21 tháng 12, cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã của năm trên địa bàn tỉnh theo mẫu quy định tại Phụ lục II-14 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp tỉnh, cấp huyện tổng hợp, gửi các cơ quan có liên quan cùng cấp.
5. Thời gian chốt số liệu báo cáo năm tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12.
Theo đó hợp tác xã phải thực hiện chế độ báo cáo chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hằng năm.
Hợp tác xã có thể thực hiện quyền khiếu nại về các vấn đề gì?
Tại Điều 23 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT quy định về quyền khiếu nại của hợp tác xã thì hợp tác xã có quyền khiếu nại về các vấn đề:
- Không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã
- Không được đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã mà không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ của cơ quan đăng ký hợp tác xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?