Hợp tác xã trước ngày tiếp tục kinh doanh trở lại thì cần phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh bao nhiêu ngày?
Hợp tác xã đã tạm ngừng kinh doanh thì có được tiếp tục kinh doanh trở lại hay không?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 47 Nghị định 92/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thông báo tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trở lại đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
...
5. Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thông báo tạm ngừng kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cập nhật tình trạng pháp lý của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tình trạng pháp lý của các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong tình trạng “Đang hoạt động” sang tình trạng “Tạm ngừng kinh doanh”.
6. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có thể thông báo tiếp tục kinh doanh trở lại đồng thời với thông báo tiếp tục kinh doanh trở lại đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cập nhật tình trạng pháp lý của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đồng thời với tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu về đăng ký hợp tác xã.
Như vậy, trong trường hợp hợp tác xã đã thông báo tạm ngừng kinh doanh thì vẫn có thể thông báo tiếp tục kinh doanh trở lại đồng thời với thông báo tiếp tục kinh doanh trở lại đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Ngoài ra, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cập nhật tình trạng pháp lý của hợp tác xã đồng thời với tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu về đăng ký hợp tác xã.
Hợp tác xã trước ngày tiếp tục kinh doanh trở lại thì cần phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)
Hợp tác xã trước ngày tiếp tục kinh doanh trở lại thì cần phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 47 Nghị định 92/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thông báo tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trở lại đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
1. Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trở lại, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gửi hồ sơ thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trở lại. Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì gửi hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá 12 tháng.
2. Hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh bao gồm các giấy tờ sau:
a) Thông báo tạm ngừng kinh doanh;
b) Bản sao hoặc bản chính biên bản họp Đại hội thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh đối với trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thông báo tạm ngừng kinh doanh;
c) Bản sao hoặc bản chính nghị quyết của Đại hội thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh đối với trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thông báo tạm ngừng kinh doanh.
3. Hồ sơ thông báo tiếp tục kinh doanh trở lại của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh bao gồm thông báo tiếp tục kinh doanh trở lại.
...
Theo đó, hợp tác xã tiếp tục kinh doanh trở lại thì hợp tác xã cần gửi hồ sơ thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hợp tác xã đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục kinh doanh trở lại.
Ngoài ra, hồ sơ thông báo tiếp tục kinh danh trở lại của hợp tác xã bao gồm thông báo tiếp tục kinh doanh trở lại.
Việc phân phối thu nhập của hợp tác xã sẽ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 86 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về việc phân phối thu nhập của hợp tác xã thì sau khi trích lập quỹ chung không chia, nộp thuế, hoàn thành nghĩa vụ tài chính khác và xử lý lỗ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật, thu nhập của hợp tác xã được phân phối như sau:
- Trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật (nếu có);
- Trích lập quỹ khác do Đại hội thành viên quyết định;
- Thu nhập còn lại của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 86 Luật Hợp tác xã 2023 được phân phối cho thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn theo trình tự sau đây:
+ Đối với thu nhập từ giao dịch nội bộ còn lại thì phân phối tối thiểu 51% cho thành viên chính thức theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ và mức độ góp sức lao động;
+ Phần còn lại được phân phối theo tỷ lệ phần vốn góp cho thành viên chính thức và thành viên liên kết góp vốn theo quy định của Điều lệ;
+ Đối với thu nhập từ giao dịch bên ngoài còn lại thì phân phối cho thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn theo quy định của Điều lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?