Huấn luyện viên cao cấp chuyên ngành thể dục thể thao được áp dụng hệ số lương viên chức nào? Mức lương là bao nhiêu?
Huấn luyện viên cao cấp chuyên ngành thể dục thể thao được áp dụng hệ số lương viên chức loại nào?
Hệ số lương đối với huấn luyện viên cao cấp chuyên ngành thể dục thể thao được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư 07/2022/TT-BVHTTDL như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,2 đến hệ số lương 8,0;
b) Chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên (hạng III) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên (hạng IV) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
...
Theo đó, chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,2 đến hệ số lương 8,0.
Chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên cao cấp (Hình từ Internet)
Mức lương đối với huấn luyện viên cao cấp chuyên ngành thể dục thể thao là bao nhiêu?
Mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị quyết 69/2022/QH15 từ ngày 01/7/2023 tăng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.
Theo đó, mức lương đối với huấn luyện viên cao cấp chuyên ngành thể dục thể thao được xác định như sau:
Phải đáp ứng những điều kiện gì để được xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên cao cấp?
Điều kiện xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên cao cấp được quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 07/2022/TT-BVHTTDL như sau:
Huấn luyện viên cao cấp (hạng I) - Mã số V.10.01.01
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thể dục thể thao và phát triển thể thao thành tích cao;
b) Hiểu biết về lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, học thuyết huấn luyện thể thao; nắm chắc và thường xuyên cập nhật kỹ thuật, chiến thuật, xu hướng phát triển kỹ thuật, chiến thuật của môn thể thao ở trong nước và trên thế giới;
c) Hiểu biết các kiến thức về giáo dục học, tâm lý học, y sinh học thể dục thể thao, dinh dưỡng, sử dụng thuốc bổ trợ và các quy định về phòng, chống doping trong tập luyện và thi đấu thể thao;
d) Nắm vững và vận dụng đúng các quy định luật thi đấu của môn thể thao; điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của liên đoàn môn thể thao trong nước và quốc tế;
đ) Biết sơ cứu chấn thương cho vận động viên trong tập luyện và thi đấu thể thao;
e) Có năng lực chỉ đạo và tổ chức phối hợp với đồng nghiệp trong hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng công tác huấn luyện thể thao;
g) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên cao cấp (hạng I):
a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính (hạng II) hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính (hạng II) tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính (hạng II) hoặc tương đương đã trực tiếp huấn luyện, đào tạo vận động viên đạt ít nhất một trong các thành tích sau: huy chương tại Đại hội thể thao Đông Nam Á, Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á, Đại hội thể thao châu Á, Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á, Đại hội Olympic trẻ, các giải vô địch từng môn khu vực Đông Nam Á, châu Á, thế giới hoặc đạt tiêu chuẩn tham dự Đại hội Olympic, Đại hội Paralympic.
Theo đó, phải đáp ứng những điều kiện sau đây để được xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên cao cấp (Hạng I):
- Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính (hạng II) hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên.
+ Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính (hạng II) tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính (hạng II) hoặc tương đương đã trực tiếp huấn luyện, đào tạo vận động viên đạt ít nhất một trong các thành tích sau:
+ Huy chương tại Đại hội thể thao Đông Nam Á, Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á, Đại hội thể thao châu Á, Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á, Đại hội Olympic trẻ, các giải vô địch từng môn khu vực Đông Nam Á, châu Á, thế giới hoặc đạt tiêu chuẩn tham dự Đại hội Olympic, Đại hội Paralympic.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?