Hưởng Bảo hiểm y tế (BHYT) theo đối tượng sĩ quan quân đội, vậy mức hưởng và mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng là bao nhiêu?

Tôi hưởng BHYT theo đối tượng sĩ quan quân đội, cho tôi hỏi mức hưởng và mức đóng BHYT hàng tháng của tôi là bao nhiêu? Tôi làm mất thẻ BHYT thì phải xin cấp lại như thế nào? Tôi đi khám chữa bệnh mà không xuất trình thẻ BHYT được không?

Mức đóng và mức hưởng BHYT của sĩ quan quân đội là bao nhiêu?

* Về mức đóng bảo hiểm y tế của sĩ quan quân đội:

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 70/2015/NĐ-CP quy định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:

"1. Quân nhân tham gia bảo hiểm y tế gồm:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ;
b) Hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ.
2. Công an nhân dân tham gia bảo hiểm y tế gồm:
a) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân;
b) Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong lực lượng công an nhân dân;
c) Học viên công an nhân dân hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách nhà nước.
3. Người làm công tác cơ yếu tham gia bảo hiểm y tế gồm:
a) Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ;
b) Học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách nhà nước theo chế độ, chính sách như đối với học viên Quân đội;
c) Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại tổ chức cơ yếu thuộc các Bộ, ngành, địa phương."

Cũng theo quy định tại Điều 4 Nghị định 70/2015/NĐ-CP thì mức đóng bảo hiểm y tế như sau:

1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng đối với các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1; Điểm a Khoản 2; các Điểm a và c Khoản 3 Điều 2 Nghị định này;
b) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 1; các Điểm b và c Khoản 2; Điểm b Khoản 3 Điều 2 Nghị định này.
2. Căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thủ trưởng cơ quan có liên quan trình Chính phủ điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế phù hợp.

Và tại Điều 5 Nghị định 70/2015/NĐ-CP quy định trách nhiệm đóng, phương thức đóng bảo hiểm y tế như sau:

1. Ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ phần kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này theo phân cấp ngân sách hiện hành.
2. Hằng năm, căn cứ theo lộ trình quy định tại Điều 3 Nghị định này, các Bộ, cơ quan Trung ương và các cơ quan, đơn vị ở địa phương xây dựng dự toán kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng quản lý quy định tại Điều 2 Nghị định này, tổng hợp trong dự toán ngân sách nhà nước của đơn vị gửi về cơ quan tài chính cùng cấp và quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
3. Đầu mỗi quý, các cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng thực hiện đóng bảo hiểm y tế về Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Bảo hiểm xã hội tỉnh).

Theo đó, mức đóng BHYT đối với đối tượng sĩ quan quân độ quy định bằng 4,5% tiền lương tháng, nhóm tham gia BHYT theo đối tượng này do ngân sách Nhà nước đóng 100%. Do vậy, bạn không cần phải đóng BHYT mà được cấp thẻ miễn phí theo đối tượng sỹ quan quân đội.

* Về mức hưởng bảo hiểm y tế của sĩ quan quân đội:

Tại Điều 11 Nghị định 70/2015/NĐ-CP quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế như sau:

"1. Các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này khi đi khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi được hưởng quy định tại Điều 10 Nghị định này, với mức hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán đối với một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với các trường hợp sau:
a) Khám bệnh, chữa bệnh đúng quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật Bảo hiểm y tế đã được sửa đổi, bổ sung và Điều 15 Nghị định này;
b) Khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện, hoặc chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương đối với trường hợp đang công tác hoặc cư trú thường xuyên tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, hoặc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, hoặc công tác, cư trú tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
c) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nếu đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện và tương đương khi đi khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện và tương đương trong phạm vi cả nước;
d) Điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh và tương đương từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước.
2. Đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này thuộc diện quản lý của Trung ương, hoặc của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, hoặc của tỉnh, thành phố thì ngoài quyền lợi về khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, còn được thực hiện theo quy định của Trung ương, hoặc của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, hoặc của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi được hưởng quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này, với mức hưởng như sau:
a) 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) 60% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh và tương đương từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
c) 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện và tương đương từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
d) Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú và phần còn lại của chi phí điều trị nội trú quy định tại các Điểm a và b Khoản này; phần còn lại của chi phí khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điểm c Khoản này và chi phí khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định này (nếu có) do người bệnh tự thanh toán với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu hoặc sử dụng các dịch vụ kỹ thuật y tế xã hội hóa tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này; phần chi phí còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5. Chi phí vận chuyển
a) Quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển cho các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này khi cấp cứu hoặc đang Điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật trong trường hợp: Chuyển từ tuyến huyện và tương đương trở lên lên tuyến trên; chuyển ngang tuyến; chuyển từ tuyến trên xuống tuyến dưới đến tuyến huyện và tương đương theo chỉ định chuyên môn hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ;
b) Mức hưởng chi phí vận chuyển giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định;
c) Hồ sơ, thủ tục thanh toán chi phí vận chuyển:
Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có lệnh hoặc phiếu điều xe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển đi, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận.
Trường hợp không sử dụng phương tiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển đi phải có phiếu chi tiền vận chuyển cho người bệnh và được lưu trong hồ sơ quyết toán."

Như vậy, bạn khám chữa bệnh đúng tuyến với thẻ BHYT theo đối tượng sĩ quan quân đội sẽ được chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán đối với một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế theo quy định.

Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế

Sĩ quan quân đội làm mất thẻ BHYT phải xin cấp lại như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 85/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC quy định về cấp lại thẻ bảo hiểm y tế cho sĩ quan quân đội như sau:

"1. Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế trong trường hợp bị mất.
...
3. Hồ sơ cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế
a) Trường hợp cấp lại thẻ: Đơn đề nghị cấp lại thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trường hợp đổi thẻ: Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế và thẻ bảo hiểm y tế;
c) Văn bản đề nghị và danh sách cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế do đơn vị cấp sư đoàn và tương đương lập gửi Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng.”

Như vậy, theo quy định này bạn làm mất thẻ BHYT để xin cấp lại thẻ BHYT thì bạn chuẩn bị Đơn đề nghị cấp lại thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;

Sau khi chuẩn bị giấy tờ trên bạn nộp hồ sơ tại đơn vị đang trực tiếp quản lý bạn để được giải quyết hồ sơ.

Đi khám chữa bệnh mà không xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có được không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:

"1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.

...

3. Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.”

Như vậy,theo quy định trên ngoại trừ trường hợp bạn đang trong thời gian chờ cấp lại hoặc đổi thẻ BHYT, còn các trường hợp khác bạn đều phải xuất trình thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh. Do đó, trường hợp của bạn không xuất trình được thẻ BHYT thì bạn sẽ phải thanh toán trực tiếp chi phí với bên cơ sở khám bệnh đó.

BHYT Tải về quy định liên quan đến BHYT:
Sĩ quan quân đội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chế độ, chính sách đối với sĩ quan quân đội nghỉ hưu theo Dự thảo Nghị định sửa đổi mới nhất
Pháp luật
Các chức vụ sĩ quan quân đội hiện nay? Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan được quy định thế nào?
Pháp luật
Cục Nông binh được thành lập thời gian nào, ai là Cục trưởng đầu tiên được bổ nhiệm của Cục Nông binh?
Pháp luật
Sĩ quan là gì? Những việc sĩ quan không được làm là những việc nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam thế nào?
Pháp luật
Tiêu chí tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong Quân đội theo dự thảo Nghị định mới nhất ra sao?
Pháp luật
Thông tư 53 2024 tăng trợ cấp hằng tháng với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc?
Pháp luật
Chính thức tăng 15% trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc từ ngày 1 11 2024 theo Thông tư 53 2024?
Pháp luật
Ai lãnh đạo công tác Bộ Quốc Phòng? Chức vụ sĩ quan quân đội có cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng?
Pháp luật
Sĩ quan quân đội giữ chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?
Pháp luật
Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam là ai? Quy định về chế độ nghỉ phép năm, nghỉ lễ Tết của Sĩ quan ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - BHYT
5,540 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
BHYT Sĩ quan quân đội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về BHYT Xem toàn bộ văn bản về Sĩ quan quân đội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào