Hướng dẫn cách điền mẫu đơn xin chuyển trường đối với học sinh tiểu học chính xác nhất? Tải về mẫu đơn xin chuyển trường?
Hướng dẫn cách điền mẫu đơn xin chuyển trường đối với học sinh tiểu học chính xác nhất? Tải về mẫu đơn xin chuyển trường?
Mẫu đơn xin chuyển trường đối với học sinh tiểu học sẽ bao gồm 02 mẫu quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT có dạng như sau:
Mẫu 1: Mẫu đơn xin chuyển trường đối với học sinh tiểu học trong nước (Phụ lục I Kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT)
TẢI VỀ: Mẫu đơn xin chuyển trường đối với học sinh tiểu học trong nước
Hướng dẫn cách điền Mẫu đơn xin chuyển trường đối với học sinh tiểu học trong nước:
(1) Tên trường nơi chuyển đi;
(2) Tên trường nơi chuyển đến;
(3) Trường nơi chuyển đi, ghi rõ thuộc huyện, tỉnh nào;
(4) Trường nơi chuyển đi ghi rõ thuộc huyện, tỉnh nào;
(5) Trường nơi chuyển đến, ghi rõ thuộc huyện, tỉnh nào;
(6) Hiệu trưởng trường chuyển đến cho ý kiến và ký, đóng dấu
(7) Hiệu trưởng trường chuyển đi cho ý kiến và ký, đóng dấu
Mẫu 2: Mẫu đơn xin chuyển trường đối với học sinh tiểu học từ nước ngoài về (Phụ lục II Kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT)
TẢI VỀ: Mẫu đơn xin chuyển trường đối với học sinh tiểu học từ nước ngoài về
Hướng dẫn cách điền Mẫu đơn xin chuyển trường đối với học sinh tiểu học từ nước ngoài về:
(1) Tên trường chuyển đến;
(2) Trường ở nước ngoài nơi học sinh chuyển đi, ghi rõ tên trường và địa chỉ bao gồm cả quốc gia;
(3) Ghi rõ tên trường nơi chuyển đến và địa chỉ;
(4) Những giấy tờ liên quan đến quá trình và kết quả học tập của từng lớp ở nước ngoài của học sinh;
(5) Hiệu trưởng trường chuyển đến cho ý kiến và ký, đóng dấu.
Hướng dẫn cách điền mẫu đơn xin chuyển trường đối với học sinh tiểu học chính xác nhất? Tải về mẫu đơn xin chuyển trường? (Hình từ Internet)
Thời gian để hiệu trưởng trường nơi chuyển đến trả lời đơn xin chuyển trường đối với học sinh tiểu học là khi nào?
The khoản 2 Điều 36 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về thủ tục chuyển trường đối với học sinh tiểu học trong nước như sau:
- Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh nộp đơn xin chuyển trường cho nhà trường nơi chuyển đến bằng hình thức nộp trực tiếp, nộp qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến trên Cổng dịch vụ công (nếu có).
- Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, hiệu trưởng trường nơi chuyển đến có ý kiến đồng ý về việc tiếp nhận học sinh vào đơn, trường hợp không đồng ý phải ghi rõ lý do vào đơn và trả lại đơn cho cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh theo hình thức đã tiếp nhận đơn.
- Khi có ý kiến đồng ý tiếp nhận của nơi chuyển đến, cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh gửi đơn xin chuyển trường cho nhà trường nơi chuyển đi. Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, hiệu trưởng trường nơi chuyển đi có trách nhiệm trả hồ sơ cho học sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT
- Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh nộp toàn bộ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 36 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT cho nhà trường nơi chuyển đến.
- Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, hiệu trưởng trường nơi chuyển đến tổ chức trao đổi, khảo sát, tư vấn và tiếp nhận xếp học sinh vào lớp.
Theo đó, trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, hiệu trưởng trường nơi chuyển đến có ý kiến đồng ý về việc tiếp nhận học sinh vào đơn.
Nếu không đồng ý phải ghi rõ lý do vào đơn và trả lại đơn cho cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh theo hình thức đã tiếp nhận đơn.
Học sinh tiểu học có những quyền nào?
Căn cứ Điều 35 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định quyền của học sinh tiểu học cụ thể bao gồm:
(1) Được học tập
- Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân; được học ở một trường, lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học thuận tiện đi lại đối với bản thân trên địa bàn cư trú.
- Học sinh được chọn trường học hoặc chuyển đến học trường khác ngoài địa bàn cư trú, nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.
- Học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc tại Việt Nam, trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn chưa được đi học ở nhà trường nếu có nguyện vọng chuyển đến học trong một trường tiểu học thì được hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ để xếp vào lớp phù hợp.
- Học sinh khuyết tật được học hòa nhập ở một trường tiểu học; được đảm bảo các điều kiện để học tập và rèn luyện; được học và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh.
- Học sinh được học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban.
- Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học.
Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:
+ Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh có đơn đề nghị với nhà trường.
+ Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội.
+ Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng hoàn thiện hồ sơ và báo cáo trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định.
- Học sinh có kết quả học tập còn hạn chế, đã được giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ mà vẫn chưa hoàn thành, tùy theo mức độ chưa hoàn thành của các nhiệm vụ học tập và rèn luyện, giáo viên báo cáo hiệu trưởng xem xét quyết định lên lớp hoặc ở lại lớp, đồng thời cùng với gia đình quyết định các biện pháp giáo dục phù hợp.
(2) Được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng, dân chủ; được đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng; được cung cấp đầy đủ thông tin về quá trình học tập, rèn luyện của bản thân; được đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện.
(3) Được tham gia các hoạt động phát huy khả năng của cá nhân; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của cá nhân.
(4) Được nhận học bổng và được hưởng chính sách xã hội theo quy định.
(5) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Sáp nhập các ban Đảng như thế nào? Phương án sắp xếp, sáp nhập các cơ quan Đảng Trung ương ra sao?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là gì? 03 hình thức khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng?
- Queen never cry là gì? Đu trend Queen never cry (Nữ hoàng không bao giờ khóc) trên mạng xã hội cần lưu ý điều gì?
- Công điện 124/2024 tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024 thế nào?