Hướng dẫn cách xem camera giao thông TP. Hồ Chí Minh trực tiếp: Tránh kẹt xe, ngập nước chính xác?
Hướng dẫn cách xem camera giao thông TP. Hồ Chí Minh trực tiếp: Tránh kẹt xe, ngập nước chính xác?
Tham khảo hướng dẫn cách xem camera giao thông TP. Hồ Chí Minh trực tiếp dưới đây:
Bước 1: Truy cập ứng dụng TTGT TP.HCM
Bước 2: Tại màn hình chính nhấp chọn mục "Camera"
Bước 3: Nhấp chọn camera tại khu vực muốn kiểm tra tình hình giao thông.
Lưu ý 01: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Lưu ý 02: Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trạng thái giao thông trên đường bộ có trật tự, bảo đảm an toàn, thông suốt; được hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, nguyên tắc, quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ (Khoản 1 Điều 2 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024).
Hướng dẫn cách xem camera giao thông TP. Hồ Chí Minh trực tiếp: Tránh kẹt xe, ngập nước chính xác? (Hình từ Internet)
Ứng dụng xem camera giao thông TP. Hồ Chí Minh - TTGT TP.HCM là ứng dụng như thế nào?
TTGT TP.HCM là ứng dụng thông minh kết nối cộng đồng, chia sẻ thông tin giao thông tức thời, giúp người tham gia giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh nhận biết và phản ứng nhanh với tình hình giao thông.
Ứng dụng cung cấp thông tin giờ cao điểm theo thời gian thực, dựa trên vị trí và ngữ cảnh của từng người dùng, đồng thời cho phép chia sẻ nhanh chóng các cảnh báo về ùn tắc, tai nạn, hay cấm đường để hỗ trợ cộng đồng.
Với tính năng tìm kiếm khu vực quan tâm trên bản đồ, TTGT giúp người dùng dễ dàng tra cứu tình hình giao thông tại các địa điểm cụ thể. Ứng dụng tự động cập nhật thông tin tại các khu vực mà người dùng thường xuyên quan tâm, đồng thời đảm bảo tính đơn giản, dễ sử dụng và an toàn thông tin.
TTGT TP.HCM được quản lý bởi Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh và vận hành bởi Trung tâm Quản lý Đường hầm sông Sài Gòn.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
06 Chính sách của Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định tại Điều 4 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 cụ thể:
(1) Bảo đảm ngân sách nhà nước, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị hiện đại, các điều kiện bảo đảm và nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ của lực lượng trực tiếp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Huy động, sử dụng các nguồn lực để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Bố trí tương ứng từ các khoản thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và tiền đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước để tăng cường, hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, phục vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Chính phủ.
(2) Hiện đại hoá các trung tâm chỉ huy giao thông; bảo đảm kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ giữa các cơ quan nhà nước có liên quan.
(3) Tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đầu tư, xây dựng, chuyển giao hệ thống, phương tiện, thiết bị giám sát phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia phối hợp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phù hợp với quy định của pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
(4) Bảo đảm công bằng, bình đẳng, an toàn đối với người tham gia giao thông đường bộ; tạo thuận lợi cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật trong tham gia giao thông đường bộ; xây dựng văn hóa giao thông; giáo dục, phổ biến, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho trẻ em, học sinh để hình thành, nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân và tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông đường bộ.
(5) Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có thành tích thì được khen thưởng, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; người bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương, bị tổn hại về sức khỏe, tính mạng thì bản thân, gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
(6) Phát triển phương tiện giao thông đường bộ đồng bộ với phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ, điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu đi lại của người dân; nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp phương tiện giao thông đường bộ bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ đối với phương tiện giao thông trên thế giới; ưu tiên phát triển phương tiện vận tải công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân tham gia giao thông tại các đô thị lớn; ưu tiên chuyển đổi phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh, thân thiện môi trường, hạ tầng cung cấp năng lượng sạch.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông được quy định như thế nào?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 4 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ là 01 năm.
- Thời hạn sử dụng kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để xác định cá nhân, tổ chức vi phạm được tính từ thời điểm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật của cá nhân, tổ chức ghi nhận được kết quả cho đến hết ngày cuối cùng của thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Quá thời hạn nêu trên mà người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt theo quy định thì kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp không còn giá trị sử dụng.
Trường hợp cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hạn sử dụng kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
- Hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện
+ Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
+ Đối với các hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp: thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật ghi nhận hành vi vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quỹ Hỗ trợ đầu tư do ai thành lập? Quỹ Hỗ trợ đầu tư có tư cách pháp nhân không theo Nghị định 182?
- Cách tra cứu tờ khai thuế môn bài đã nộp? Hướng dẫn tra cứu tờ khai thuế môn bài trên Thuế điện tử?
- Làn Sóng Xanh 2024 trực tiếp? Xem Làn Sóng Xanh 2024 FULL ở đâu? Quyền nhân thân của người biểu diễn thế nào?
- Mẫu Kịch bản đại hội chi bộ có trù bị mới nhất? Tải mẫu? Kết quả bầu cử tại đại hội chi bộ được tính thế nào?
- Nguyên tắc dạy thêm học thêm theo quy định tại Thông tư 29/2024? Cơ sở dạy thêm có trách nhiệm gì trong việc quản lý hoạt động dạy thêm học thêm?