Hướng dẫn điền: Mẫu 11-LĐTL - Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội chi tiết, chính xác? Tải về?
- Hướng dẫn điền: Mẫu 11-LĐTL - Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội chi tiết, chính xác? Tải về?
- Mẫu 11-LĐTL - Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội theo Thông tư 200 áp dụng cho những đối tượng nào?
- Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu trí được tính như thế nào?
Hướng dẫn điền: Mẫu 11-LĐTL - Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội chi tiết, chính xác? Tải về?
Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội là Mẫu 11-LĐTL được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Hướng dẫn điền: Mẫu 11-LĐTL - Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội chi tiết, chính xác như sau:
- Kết cấu và nội dung chủ yếu của bảng phân bổ này gồm có các cột dọc ghi Có TK 334, TK 335, TK 338 (3382,3383,3384, 3386), các dòng ngang phản ánh tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn tính cho các đối tượng sử dụng lao động.
- Cơ sở lập:
+ Căn cứ vào các bảng thanh toán lương, thanh toán làm đêm, làm thêm giờ... kế toán tập hợp, phân loại chứng từ theo từng đối tượng sử dụng tính toán số tiền để ghi vào bảng phân bổ này theo các dòng phù hợp cột ghi Có TK 334 hoặc có TK 335.
+ Căn cứ vào tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và tổng số tiền lương phải trả (theo quy định hiện hành) theo từng đối tượng sử dụng tính ra số tiền phải trích BHXH, bảo hiểm y tế, BHTN, kinh phí công đoàn để ghi vào các dòng phù hợp cột ghi Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3386).
Số liệu của bảng phân bổ này được sử dụng để ghi vào các bảng kê, Nhật ký- Chứng từ và các sổ kế toán có liên quan tuỳ theo hình thức kế toán áp dụng ở đơn vị (như Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ cái TK 334, 338...), đồng thời được sử dụng để tính giá thành thực tế sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.
- Cá nhân, tổ chức tham khảo cách thực hiện điền các mục trong bảng như sau:
(1) Đơn vị: Ghi rõ tên doanh nghiệp lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
(2) Tháng... Năm... là thời điểm thực hiện phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
(3) TK 334 - Phải trả người lao động và TK 335: Kế toán sẽ căn cứ vào các bảng thanh toán lương, thanh toán làm đêm, làm thêm giờ... để thu thập và phân loại chứng từ theo từng đối tượng sử dụng, sau đó tính toán số tiền cần ghi vào bảng phân bổ này dựa trên các dòng tương ứng trong cột "Có TK 334" hoặc "Có TK 335".
(4) TK 338 - Phải trả, phải nộp khác: Số tiền phải trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn sẽ được tính dựa trên tỷ lệ trích theo quy định hiện hành, cùng với tổng số tiền lương phải trả theo từng đối tượng sử dụng. Sau đó, số tiền này sẽ được ghi vào các dòng tương ứng trong cột "Có TK 338" (bao gồm 3382, 3383, 3384, 3386).
(5) STT: Điền số thứ tự của các đối tượng sử dụng sẽ được sử dụng để phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (cột A).
>> Tải về Mẫu 11-LĐTL - Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
Hướng dẫn điền: Mẫu 11-LĐTL - Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội chi tiết, chính xác? Tải về? (Hình từ Internet)
Mẫu 11-LĐTL - Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội theo Thông tư 200 áp dụng cho những đối tượng nào?
Mẫu 11-LĐTL - Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội áp dụng cho những đối tượng quy định tại Điều 1 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.
Bên cạnh đó, phạm vi điều chỉnh của Thông tư 200/2014/TT-BTC bao gồm việc hướng dẫn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước.
Lưu ý:
Lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán được quy định tại Điều 4 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
- Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ căn cứ vào quy định của Luật Kế toán, để xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật. Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
- Đơn vị tiền tệ trong kế toán là đơn vị tiền tệ:
+ Được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của đơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ và thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán và được thanh toán; và
+ Được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi phí đó.
- Các yếu tố sau đây cũng được xem xét và cung cấp bằng chứng về đơn vị tiền tệ trong kế toán của đơn vị:
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng để huy động các nguồn lực tài chính (như phát hành cổ phiếu, trái phiếu);
+ Đơn vị tiền tệ thường xuyên thu được từ các hoạt động kinh doanh và được tích trữ lại.
- Đơn vị tiền tệ trong kế toán phản ánh các giao dịch, sự kiện, điều kiện liên quan đến hoạt động của đơn vị. Sau khi xác định được đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đơn vị không được thay đổi trừ khi có sự thay đổi trọng yếu trong các giao dịch, sự kiện và điều kiện đó.
Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu trí được tính như thế nào?
Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu trí được quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 115/2015/NĐ-CP được tính theo công thức dưới đây:
Trong đó:
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo quy định tại Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP.
- Mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Lưu ý:
Cũng theo quy định tại quy định tại Điều 11 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, thời gian tính hưởng chế độ hưu trí được xác định là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?