Hướng dẫn điền mẫu giấy giới thiệu cử Đảng viên đi thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng mới nhất? Tải mẫu giấy giới thiệu ở đâu?
- Hướng dẫn điền mẫu giấy giới thiệu cử Đảng viên đi thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng mới nhất? Tải mẫu giấy giới thiệu ở đâu?
- Khi nào cần phải soạn giấy giới thiệu cử Đảng viên đi thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng?
- Thân nhân trong lý lịch của người xin vào Đảng bao gồm những đối tượng nào?
Hướng dẫn điền mẫu giấy giới thiệu cử Đảng viên đi thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng mới nhất? Tải mẫu giấy giới thiệu ở đâu?
Mẫu giấy giới thiệu cử Đảng viên đi thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng mới nhất hiện nay là Mẫu 19-KNĐ tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022.
>>> Tải Mẫu 19-KNĐ - giấy giới thiệu cử Đảng viên đi thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng tại đây: TẢI VỀ
Hướng dẫn điền mẫu giấy giới thiệu cử Đảng viên đi thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng:
(1) Viết rõ tên của Đảng bộ và Đảng ủy/Chi ủy cùng với số hiệu lập văn bản ở bên trái khổ giấy, vị trí trên cùng.
(2) Phần bên phải, ngang hàng với tên và số hiệu chính là tên ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, trong biểu mẫu có sẵn sẽ in sẵn cho bạn. Nếu lập tay, bạn chú ghi ghi đầy đủ dòng chữ tên Đảng ở vị trí này nhé.
(3) Phía dưới tên Đảng là thông tin về địa điểm, ngày tháng lập giấy.
(4) Tên văn bản bản chỉ cần ghi là GIẤY GIỚI THIỆU, viết bằng chữ in hoa có dấu. Xác lập ngay giá trị của giấy tờ bằng dòng ghi chú đặt trong ngoặc và bên dưới tên “Có giá trị đến hết ngày … tháng … nắm …"
(5) Nội dung Kính gửi bạn sẽ ghi đầy đủ tên của Đảng ủy/Chi ủy - nơi mà sẽ đến để xác minh lý lịch Đảng cho đối tượng xin vào Đảng.
(6) Phần nội dung thẩm định:
- Viết lại một lần nữa một cách rõ ràng tên của Đảng ủy/Chi ủy sẽ cử người tời xác minh thông tin lý lịch cho người xin kết nạp Đảng. Sau đó nêu tên của đảng viên được giới thiệu đi xác minh.
- Ngay sau thông tin của người được giới thiệu sẽ là thông tin của người xin kết nạp Đảng cần được xác minh lý lịch.
- Tiếp đến trình bày đầy đủ những nội dung cần xác minh.
- Tùy nhu cầu xác minh mà nêu ra các nội dung, nhưng đa phần, Chi bộ, Đảng ủy thường mong muốn xác minh được các thông tin về:
+ Ý thức trong việc chấp hành luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương nơi sinh sống.
+ Lịch sử về hoạt động chính trị
+ Phẩm chất, đạo đức, các mối quan hệ
+ Ý thức trong quá trình làm việc, học tập
+ Trình độ nghiệp vụ, …
- Trình bày mong muốn về việc sẽ được cấp cơ sở tạo thuận lợi để giúp cho người đảng viên được giới thiệu sớm hoàn thành tốt nhiệm vụ.
* Lưu ý: người làm người viết đơn cần phải chú ý thông tin về nơi nhận và lưu trữ giấy tờ này.
Cần ghi rõ chức danh của mình, đồng thời ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu ở cuối giấy giới thiệu.
Hướng dẫn điền mẫu giấy giới thiệu cử Đảng viên đi thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng mới nhất? (Hình từ Internet)
Khi nào cần phải soạn giấy giới thiệu cử Đảng viên đi thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng?
Tại tiểu mục 1.5 mục 1 Phần I Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022 có quy định như sau:
KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN
...
1.5- Thẩm tra, xác minh lý lịch của người xin vào Đảng
- Nếu người vào Đảng có người thân (mục 22) là đảng viên đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực trong lý lịch theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh về lịch sử chính trị nhưng phải thẩm tra, xác minh về chính trị hiện nay và việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghĩa vụ của công dân nơi cư trú.
- Nếu người thân của người vào Đảng không phải là đảng viên thì thẩm tra, xác minh về lịch sử chính trị, chính trị hiện nay và việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghĩa vụ của công dân nơi cư trú.
Theo đó, đơn vị cần phải soạn giấy giới thiệu cử Đảng viên đi thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng trong trường hợp người xin vào Đảng có người thân không phải là đảng viên.
Trường hợp người xin vào Đảng có người thân là đảng viên đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực trong lý lịch theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh về lịch sử chính trị nhưng phải thẩm tra, xác minh về chính trị hiện nay và việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghĩa vụ của công dân nơi cư trú.
Thân nhân trong lý lịch của người xin vào Đảng bao gồm những đối tượng nào?
Theo tiết 1.4.2 tiểu mục 1.4 Mục 1 phần I Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022 thì thân nhân của người xin vào Đảng là những người chủ yếu trong gia đình như:
- Đối với ông, bà, nội ngoại của bản thân, của vợ (hoặc chồng).
- Cha, mẹ đẻ (hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ); cha, mẹ vợ (hoặc cha, mẹ chồng); vợ (hoặc chồng).
- Anh chị em ruột của bản thân, của vợ (hoặc chồng); các con bao gồm con đẻ, con nuôi có đăng ký hợp pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ý kiến về việc học sinh cần kính trọng biết ơn người lao động? Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Phụ lục VIII Mẫu biên bản lấy lời khai tai nạn lao động dùng để lấy lời khai của những ai? Tải mẫu biên bản lấy lời khai?
- Trong tố tụng hình sự, mẫu biên bản về việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng là mẫu nào? Tải mẫu?
- Việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng được quy định thế nào? Quy định của pháp luật về yêu cầu đối với công trường xây dựng?
- Điều kiện thành lập trung tâm tin học là gì theo Nghị định 125? Thủ tục thành lập trung tâm tin học như thế nào?