Hướng dẫn hạch toán Tài khoản 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp?
- Tài khoản 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất phản ánh thông tin gì?
- Hướng dẫn hạch toán Tài khoản 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp?
- Doanh nghiệp khai sai dẫn đến thiếu số Thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp mà không phải là hành vi trốn thuế thì bị xử lý hành chính bao nhiêu tiền?
Tài khoản 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất phản ánh thông tin gì?
Theo Điều 52 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước như sau:
Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
...
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
...
Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3:
...
- Tài khoản 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất: Phản ánh số thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
...
Theo đó, Tài khoản 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất: Phản ánh số thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Hạch toán Tài khoản 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp? (hình từ internet)
Hướng dẫn hạch toán Tài khoản 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp?
Việc hạch toán Tài khoản 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại điểm 3.8 khoản 3 Điều 52 Thông tư 200/2014/TT-BTC, cụ thể:
- Xác định số thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425)
Có TK 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất.
- Khi nộp tiền thuế nhà đất, tiền thuê đất vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất
Có các TK 111, 112,...
Doanh nghiệp khai sai dẫn đến thiếu số Thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp mà không phải là hành vi trốn thuế thì bị xử lý hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn
1. Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khai sai căn cứ tính thuế hoặc số tiền thuế được khấu trừ hoặc xác định sai trường hợp được miễn, giảm, hoàn thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đầy đủ trên hệ thống sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ hợp pháp;
b) Khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này nhưng người nộp thuế đã tự giác kê khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế kết thúc thời hạn thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế;
c) Khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản thanh tra, kiểm tra thuế, biên bản vi phạm hành chính xác định là hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế vi phạm hành chính lần đầu về hành vi trốn thuế, đã khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt và cơ quan thuế đã lập biên bản ghi nhận để xác định là hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế;
d) Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn đối với giao dịch liên kết nhưng người nộp thuế đã lập hồ sơ xác định giá thị trường hoặc đã lập và gửi cơ quan thuế các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết;
đ) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định:
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
...
5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.
Như vậy, doanh nghiệp có thể bị phạt 20% số tiền thuế khai thiếu nếu khai sai dẫn đến thiếu số Thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp trong các trường hợp sau:
- Khai sai căn cứ tính thuế hoặc số tiền thuế được khấu trừ hoặc xác định sai trường hợp được miễn, giảm, hoàn thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp nhưng các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đầy đủ trên hệ thống sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ hợp pháp;
- Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp đối với giao dịch liên kết nhưng người nộp thuế đã lập hồ sơ xác định giá thị trường hoặc đã lập và gửi cơ quan thuế các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?