Hướng dẫn khai lý lịch công chức, cán bộ chuẩn? Đăng ký dự tuyển công chức phải đảm bảo có lý lịch như thế nào?
Hướng dẫn khai lý lịch công chức, cán bộ chuẩn?
Khai lý lịch công chức, cán bộ được quy định tại Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 06/2007/QĐ-BNV như sau:
* Ảnh mầu (4 x 6 cm): dán ảnh được chụp trong thời gian một năm tính đến ngày kê khai Lý lịch cán bộ, công chức. I. PHẦN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH 1. Họ và tên khai sinh: viết chữ in hoa đúng với họ và tên trong giấy khai sinh 2. Tên gọi khác: là tên gọi khác hoặc bí danh khác đã dùng trong hoạt động cách mạng, trong lĩnh vực báo chí, văn học nghệ thuật,… (nếu có) 3. Sinh ngày: ghi đầy đủ ngày, tháng năm sinh đúng như trong giấy khai sinh Giới tính: ghi giới tính của cán bộ, công chức là Nam hoặc Nữ 4. Nơi sinh: tên xã (hoặc phường, thị trấn), huyện (hoặc quận, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc trung ương) nơi cán bộ, công chức được sinh ra (ghi đúng như trong giấy khai sinh). Nếu có thay đổi địa danh đơn vị hành chính thì ghi <tên cũ>, nay là <tên mới>. 5. Quê quán: ghi nơi sinh trưởng của cha đẻ hoặc ông nội của cán bộ, công chức. Trường hợp đặc biệt có thể ghi theo quê quán của mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ cha, mẹ đẻ). Ghi rõ tên xã (hoặc phường, thị trấn), huyện (hoặc quận, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc trung ương). .... II. PHẦN LỊCH SỬ BẢN THÂN 1. Quá trình trước khi được tuyển dụng, là quá trình liên tục từng thời kỳ, trước khi được tuyển dụng cần ghi rõ: - Thời gian: Từ tháng năm, đến tháng năm - Ghi rõ đã học những trường nào, ở đâu hoặc làm những công việc gì (kể cả hợp đồng lao động) trong cơ quan, đơn vị, tổ chức nào, ở đâu? (kê khai những thành tích gì nổi bật trong học tập, lao động). 2. Khi được tuyển dụng cần ghi rõ: - Thời gian tuyển dụng: ngày/tháng/năm được tuyển dụng - Được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị nào? (cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức; cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền sử dụng cán bộ, công chức). Công việc chính được phân công đảm nhiệm (chức danh công việc hoặc chức vụ công tác) là gì? Được xếp vào ngạch, bậc lương nào và phụ cấp (nếu có). .... >> Tải về Xem chi tiết |
Hướng dẫn khai lý lịch cán bộ, công chức chuẩn? Lý lịch công chức rõ ràng là một trong những điều kiện đăng ký dự tuyển công chức đúng không? (Hình từ Internet)
Lý lịch công chức rõ ràng là một trong những điều kiện đăng ký dự tuyển công chức đúng không?
Lý lịch công chức được quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008 như sau:
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
...
Theo đó, lý lịch công chức rõ ràng là một trong những điều kiện đăng ký dự tuyển công chức.
Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý hồ sơ công chức được quy định như thế nào?
Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý hồ sơ công chức được quy định tại Điều 18 Thông tư 11/2012/TT-BNV được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 06/2019/TT-BNV như sau:
(1) Cơ quan quản lý công chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của Thông tư 11/2012/TT-BNV có trách nhiệm thực hiện các quy định về quản lý hồ sơ công chức thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý gồm:
- Quản lý hồ sơ công chức thuộc phạm vi thẩm quyền của Bộ, ngành và địa phương;
- Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý hồ sơ công chức của Thông tư này thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành và địa phương.
(2) Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức chịu trách nhiệm về công tác quản lý hồ sơ công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình và chỉ được xác nhận vào hồ sơ công chức khi có hồ sơ gốc của công chức.
(3) Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định những nội dung sau:
- Quyết định tuyển dụng và lựa chọn người đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ để bố trí làm chuyên trách về công tác quản lý hồ sơ công chức;
- Tổ chức cho công chức kê khai, quyết định việc lập mới, sửa chữa dữ liệu thông tin trong hồ sơ công chức bằng văn bản để công chức hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Thông tư này, sau khi cơ quan sử dụng công chức có kết luận việc kiểm tra, xác minh
- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xác minh, sửa chữa những tài liệu không thống nhất trong hồ sơ công chức theo quy định hiện hành;
- Thông báo cho công chức biết kết luận thẩm tra, xác minh về các dữ liệu trong hồ sơ do công chức tự khai không thống nhất hoặc không chính xác;
- Hủy bỏ những tài liệu thừa, trùng lặp, không có nội dung liên quan trong hồ sơ;
- Xử lý kỷ luật hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có sai phạm trong kê khai, quản lý và bảo quản hồ sơ công chức.
(4) Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức định kỳ hàng năm hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định về công tác quản lý hồ sơ công chức quy định tại Thông tư này và báo cáo cơ quan quản lý công chức của Bộ Nội vụ.
(5) Thẩm quyền và trách nhiệm Bộ Nội vụ:
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác quản lý hồ sơ công chức thống nhất toàn quốc;
- Trực tiếp quản lý hồ sơ bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý do Thủ tướng Chính phủ quyết định, bổ nhiệm và hồ sơ bổ nhiệm công chức vào ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?