Hướng dẫn về quản trị danh mục đầu tư theo Tiêu chuẩn quốc gia? Trách nhiệm của chủ thể quản trị danh mục đầu tư?
Hướng dẫn về quản trị danh mục đầu tư theo Tiêu chuẩn quốc gia?
Hướng dẫn về quản trị danh mục đầu tư được quy định tại tiểu mục 8.3 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11868:2017 (ISO 21505:2017) về Quản lý dự án, chương trình và danh mục đầu tư - Hướng dẫn quản trị, cụ thể như sau:
(1) Khái quát
- Một danh mục đầu tư hoạt động trong môi trường gồm có việc áp dụng các hướng dẫn về quản trị dự án, chương trình và danh mục đầu tư, như được nêu trong tiểu mục 5.4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11868:2017 (ISO 21505:2017) về Quản lý dự án, chương trình và danh mục đầu tư - Hướng dẫn quản trị
- Việc áp dụng các hướng dẫn này được thiết lập trong khung quản trị và được hỗ trợ bởi các hướng dẫn về việc quản trị các danh mục đầu tư, như được nêu trong 8.3.2 đến 8.3.7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11868:2017 (ISO 21505:2017) về Quản lý dự án, chương trình và danh mục đầu tư - Hướng dẫn quản trị.
- Việc áp dụng các hướng dẫn này được quản trị bởi chủ thể quản trị danh mục đầu tư.
(2) Chính sách quản lý danh mục đầu tư
- Cần xây dựng một chính sách xác định tầm nhìn chiến lược, các mục tiêu, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn và trách nhiệm giải trình của bộ phận chức năng quản lý danh mục đầu tư.
- Quyền hạn về giao trách nhiệm giải trình và trách nhiệm hoạt động cần phải được nêu rõ trong chính sách này.
- Chính sách quản lý danh mục đầu tư này được xem xét và cập nhật phù hợp với hoàn cảnh luôn thay đổi.
(3) Rủi ro
- Các ngưỡng rủi ro của danh mục đầu tư cần được thiết lập, bao gồm việc xem xét các chính sách và khả năng chấp nhận rủi ro của tổ chức và các bên liên quan, và được thông báo cho các bên có liên quan chủ chốt.
- Các chính sách và quy trình cần được thiết lập và thông báo cho các chủ thể quản trị các dự án và chương trình, khi phù hợp.
- Hồ sơ về rủi ro của danh mục đầu tư cần được xem xét và theo dõi trong các khoảng thời gian đã được thiết lập.
(4) Các bên liên quan
Cần đưa ra các hướng dẫn về mối quan hệ và sự tham gia của các bên liên quan có xem xét, cân nhắc đến quyền lợi hợp pháp, kỳ vọng và quyền lợi xung đột của các bên liên quan của danh mục đầu tư.
(5) Đánh giá hoặc xem xét danh mục đầu tư
Cần thiết lập một quá trình nội bộ hoặc bên ngoài về đánh giá hoặc xem xét danh mục đầu tư. Chức năng đánh giá này có thể bao gồm việc đánh giá về sự thực hiện chiến lược của tổ chức và sự tuân thủ quản trị của tổ chức.
(6) Các yêu cầu về tính bền vững và các yêu cầu chế định
Cần thiết lập các chính sách và quy trình định hướng các hành động được thực hiện đối với các yêu cầu về tính bền vững và chế định (như y tế, an toàn, an ninh, luật pháp, điều hành, kinh tế, môi trường và xã hội) đối với các danh mục đầu tư. Các chính sách và quy trình này cần được thông báo chính thức cho các chủ thể quản trị các dự án và chương trình, khi phù hợp.
(7) Báo cáo
- Việc báo cáo về danh mục đầu tư cần được thiết lập và gắn kết với các mục tiêu của danh mục đầu tư và việc quản trị tổ chức, cần xác định mức độ minh bạch và công khai của việc báo cáo về danh mục đầu tư.
- Tính toàn vẹn của các báo cáo về danh mục đầu tư cần được kiểm tra và xác nhận. Các quyết định của chủ thể quản trị cần được lập thành văn bản.
Hướng dẫn về quản trị danh mục đầu tư theo Tiêu chuẩn quốc gia? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của chủ thể quản trị danh mục đầu tư là gì?
Theo quy định tại tiểu mục 8.2 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11868:2017 (ISO 21505:2017) về Quản lý dự án, chương trình và danh mục đầu tư - Hướng dẫn quản trị thì chủ thể quản trị danh mục đầu tư (ví dụ như ban đầu tư, ban danh mục đầu tư bao gồm hội đồng các lãnh đạo hoặc quản lý cấp cao) cần được thành lập và được chủ thể quản trị của các tổ chức có liên quan giao quyền hạn.
Trách nhiệm của chủ thể quản trị danh mục đầu tư cần bao gồm, nhưng không giới hạn ở việc:
- Gắn kết việc quản trị danh mục đầu tư với việc quản trị của tổ chức;
- Đảm bảo danh mục đầu tư đáp ứng các nghĩa vụ pháp lý của mình trong phạm vi quyền hạn mà ảnh hưởng đến công việc của danh mục đầu tư;
- Thiết lập và thể hiện sự hỗ trợ cho các mục tiêu và tầm nhìn của danh mục đầu tư phù hợp với chiến lược của tổ chức;
- Xác nhận sự gắn kết của việc quản trị các dự án và chương trình với việc quản trị danh mục đầu tư và việc quản trị tổ chức;
- Tham gia và hỗ trợ việc quản lý danh mục đầu tư nhằm đạt được các mục tiêu của danh mục đầu tư;
- Xác định và, khi thích hợp, giao cấp độ quyền hạn của việc ra quyết định và các sự ủy nhiệm khác;
- Xác định vai trò, trách nhiệm, quyền hạn và trách nhiệm giải trình trong phạm vi danh mục đầu tư;
- Đưa ra sự lãnh đạo có hiệu quả và có hiệu lực dựa trên nền tảng đạo đức;
- Cho phép sử dụng các nguồn lực và năng lực cần thiết để hỗ trợ việc quản lý dự án, chương trình và danh mục đầu tư có hiệu quả và có hiệu lực;
- Đưa ra sự tiếp cận tài chính cho danh mục đầu tư một cách phù hợp và kịp thời;
- Xác nhận rằng sự lý giải và mục tiêu của danh mục đầu tư phù hợp với chiến lược và nhu cầu đang thay đổi của tổ chức;
- Đảm bảo nhận thức về dự án, chương trình đơn lẻ và các rủi ro của toàn thể danh mục đầu tư;
- Xác nhận sự phù hợp giữa việc quản trị các dự án và chương trình với việc quản trị danh mục đầu tư và việc quản trị của tổ chức;
- Đảm bảo việc sử dụng hợp lý các thực hành quản lý rủi ro và cơ hội đối với danh mục đầu tư;
- Thiết lập và xác nhận các chính sách, quá trình, thủ tục và quyền hạn đối với việc quản trị danh mục đầu tư (mà có thể bao gồm việc lựa chọn chương trình, ưu tiên, tiêu chí ủy quyền, phân loại, cơ chế cho sự gắn kết chiến lược, thực hiện và tối ưu hóa các lợi ích).
Việc quản trị các danh mục đầu tư cần được hỗ trợ bởi hoạt động nào?
Việc quản trị các danh mục đầu tư được quy định tại tiểu mục 8.1 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11868:2017 (ISO 21505:2017) về Quản lý dự án, chương trình và danh mục đầu tư - Hướng dẫn quản trị như sau:
8 Quản trị các danh mục đầu tư
8.1 Khái quát
Việc quản trị các danh mục đầu tư cần được hỗ trợ bởi các quá trình, thủ tục và tiêu chuẩn phù hợp với các yêu cầu quản trị.
Quản trị các danh mục đầu tư cần phải được gắn kết với việc quản trị tổ chức.
Ngoài các hướng dẫn về việc quản trị các dự án, chương trình và danh mục đầu tư liệt kê trong 5.4, các nội dung trong 8.2 đến 8.4 mô tả quyền hạn và trách nhiệm của chủ thể quản trị danh mục đầu tư, các hướng dẫn và khuôn khổ cho việc thiết lập và duy trì quản trị đối với từng danh mục đầu tư. Những yếu tố này cần được xem xét cùng với các hướng dẫn về việc quản trị các dự án và chương trình, khi thích hợp.
...
Theo đó, việc quản trị các danh mục đầu tư cần được hỗ trợ bởi các quá trình, thủ tục và tiêu chuẩn phù hợp với các yêu cầu quản trị.
Đồng thời, quản trị các danh mục đầu tư cần phải được gắn kết với việc quản trị tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?