Hướng dẫn viên du lịch không hướng dẫn du khách du lịch quốc tế nội quy tại nơi tham quan thì bị xử phạt như thế nào?
- Hướng dẫn viên du lịch theo quy định pháp luật phải thực hiện những nghĩa vụ nào?
- Hướng dẫn viên du lịch không hướng dẫn du khách du lịch quốc tế nội quy tại nơi tham quan thì bị xử phạt như thế nào?
- Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền xử phạt đối với hành vi không hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật nơi đến du lịch không?
Hướng dẫn viên du lịch theo quy định pháp luật phải thực hiện những nghĩa vụ nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 65 Luật Du lịch 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên du lịch thì hướng dẫn viên du lịch có nghĩa vụ sau đây:
(1) Hướng dẫn khách du lịch theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng hướng dẫn;
(2) Tuân thủ, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nơi đến du lịch, nội quy nơi đến tham quan; tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương;
(3) Thông tin cho khách du lịch về chương trình du lịch, dịch vụ và các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch;
(4) Hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch, có thái độ văn minh, tận tình và chu đáo với khách du lịch; báo cáo người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quyết định thay đổi chương trình du lịch trong trường hợp khách du lịch có yêu cầu;
(5) Có trách nhiệm hỗ trợ trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch;
(6) Tham gia khóa cập nhật kiến thức theo quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;
(7) Đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề hướng dẫn du lịch;
(8) Hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa phải mang theo giấy tờ phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch và chương trình du lịch bằng tiếng Việt trong khi hành nghề. Trường hợp hướng dẫn khách du lịch quốc tế thì hướng dẫn viên du lịch phải mang theo chương trình du lịch bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
Hướng dẫn viên du lịch theo quy định pháp luật phải thực hiện những nghĩa vụ nào? (Hình ảnh từ Internet)
Hướng dẫn viên du lịch không hướng dẫn du khách du lịch quốc tế nội quy tại nơi tham quan thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hướng dẫn du lịch như sau:
Vi phạm quy định về hướng dẫn du lịch
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề hướng dẫn du lịch.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không xuất trình được phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch theo quy định trong khi hành nghề;
b) Không xuất trình được chương trình du lịch theo quy định trong khi hành nghề.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nơi đến du lịch, nội quy nơi đến tham quan, phong tục, tập quán của địa phương nơi đến du lịch;
b) Cung cấp thông tin cho khách du lịch không rõ ràng hoặc không công khai hoặc không trung thực về chương trình du lịch, dịch vụ, các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch.
....
Theo quy định trên thì hành vi không hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nơi đến du lịch, nội quy nơi đến tham quan, phong tục, tập quán của địa phương nơi đến du lịch thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Như vậy, trong trường hợp này, việc bạn không hướng dẫn khách du lịch quốc tế nội quy thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền xử phạt đối với hành vi không hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật nơi đến du lịch không?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 theo thẩm quyền quy định tại Điều 20 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 19 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, cụ thể như sau:
a) Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Chương II Nghị định này;
...
Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong nhiệm vụ và quyền hạn thì có thể xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật nơi đến du lịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?