Hướng dẫn viên du lịch không tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương nơi đến tham quan khi hành nghề bị phạt bao nhiêu?
- Hướng dẫn viên du lịch phải có những nghĩa vụ gì?
- Hướng dẫn viên du lịch không tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương nơi đến tham quan khi hành nghề bị phạt bao nhiêu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt hướng dẫn viên du lịch không tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương nơi đến tham quan khi hành nghề không?
Hướng dẫn viên du lịch phải có những nghĩa vụ gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 65 Luật Du lịch 2017 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên du lịch
...
2. Hướng dẫn viên du lịch có nghĩa vụ sau đây:
a) Hướng dẫn khách du lịch theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng hướng dẫn;
b) Tuân thủ, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nơi đến du lịch, nội quy nơi đến tham quan; tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương;
c) Thông tin cho khách du lịch về chương trình du lịch, dịch vụ và các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch;
d) Hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch, có thái độ văn minh, tận tình và chu đáo với khách du lịch; báo cáo người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quyết định thay đổi chương trình du lịch trong trường hợp khách du lịch có yêu cầu;
đ) Có trách nhiệm hỗ trợ trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch;
e) Tham gia khóa cập nhật kiến thức theo quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;
g) Đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề hướng dẫn du lịch;
h) Hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa phải mang theo giấy tờ phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch và chương trình du lịch bằng tiếng Việt trong khi hành nghề. Trường hợp hướng dẫn khách du lịch quốc tế thì hướng dẫn viên du lịch phải mang theo chương trình du lịch bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
Trên đây là những trách nhiệm của hướng dẫn viên du lịch phải bảo đảm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Hướng dẫn viên du lịch (hình từ Internet)
Hướng dẫn viên du lịch không tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương nơi đến tham quan khi hành nghề bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ khoản 4 Điều 9 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về hướng dẫn du lịch
...
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện nội quy, quy định của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch khi hành nghề;
b) Không tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương nơi đến tham quan khi hành nghề;
c) Có thái độ thiếu văn minh đối với khách du lịch khi hành nghề;
d) Không cung cấp thông tin cho khách du lịch về chương trình du lịch, dịch vụ và các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch.
...
Theo đó, hướng dẫn viên du lịch không tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương nơi đến tham quan khi hành nghề sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Lưu ý mức xử lý hành chính trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức mức xử phạt sẽ nhân hai (theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP).
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt hướng dẫn viên du lịch không tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương nơi đến tham quan khi hành nghề không?
Theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt các hành vi vi phạm quy định tại Điều 9 Nghị định 45/2019/NĐ-CP.
Đồng thời căn cứ Điều 20 Nghị định 45/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Theo quy định này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt hành chính với mức xử phạt hành chính tối đa 25.000.000 đồng (cao hơn mức xử phạt tối đa nếu hướng dẫn viên du lịch không tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương nơi đến tham quan khi hành nghề).
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt hành chính hướng dẫn viên du lịch vi phạm quy định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?