Hướng dẫn viết đơn đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách nhà nước chính xác nhất?
Mẫu đơn đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách nhà nước là gì?
Mẫu đơn đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN là mẫu văn bản nhằm yêu cầu cơ quan thuế cấp cho giấy xác nhận, chứng minh doanh nghiệp, cá nhân đã nộp đầy đủ tiền thuế vào trong ngân sách nhà nước.
Căn cứ Mục 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định mẫu đơn đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước là Mẫu 01/ĐNXN.
TẢI VỀ: Mẫu đơn đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách nhà nước
Hướng dẫn viết đơn đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách nhà nước? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn viết đơn đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách nhà nước?
Hướng dẫn viết đơn đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách nhà nước theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC như sau:
- Người nộp thuế chỉ được lựa chọn một trong ba nút tích đề nghị xác nhận.
- Trường hợp thực hiện xác nhận cho Nhà thầu nước ngoài không trực tiếp kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế mà do tổ chức, cá nhân Bên Việt Nam khấu trừ, nộp thay thì tích chọn Xác nhận cho Nhà thầu nước ngoài không trực tiếp kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế mà do tổ chức, cá nhân Bên Việt Nam khấu trừ, nộp thay.
- Cột Mã số thuế, tên NNT trong bảng:
Người nộp thuế ghi theo mã số thuế và tên người nộp thuế đề nghị xác nhận, đơn vị phụ thuộc của người nộp thuế.
Trường hợp tích vào nút “Xác nhận cho Nhà thầu nước ngoài không trực tiếp kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế mà do tổ chức, cá nhân Bên Việt Nam khấu trừ, nộp thay” thì ghi thông tin tại chỉ tiêu [02] là mã số thuế nộp thay của Bên Việt Nam, còn Cột Mã số thuế, tên NNT trong bảng ghi mã số thuế của nhà thầu nước ngoài cần xác nhận nghĩa vụ thuế.
- Trường hợp đề nghị xác nhận số thuế đã nộp NSNN, tại Điểm 2 Người nộp thuế chỉ được lựa chọn một trong hai đề nghị xác nhận: theo loại thuế hoặc theo chứng từ nộp thuế.
- Cột ghi chú (14) tại bảng Theo chứng từ nộp thuế tại Điểm 2.
Thông tin số thuế đã nộp ngân sách nhà nước đề nghị xác nhận được sử dụng để ghi các thông tin thay đổi trong trường hợp chứng từ nộp thuế đã được điều chỉnh thông qua tra soát hoặc các trường hợp khác làm thay đổi thông tin chứng từ nộp thuế ban đầu.
Người nộp thuế được nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế của các cơ quan chức năng khi nào?
Căn cứ Điều 16 Luật Quản lý thuế 2019 quy định quyền của người nộp thuế:
Quyền của người nộp thuế
1. Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.
2. Được nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế của các cơ quan chức năng khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
3. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Được giữ bí mật thông tin, trừ các thông tin phải cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thông tin công khai về thuế theo quy định của pháp luật.
5. Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế; được biết thời hạn giải quyết hoàn thuế, số tiền thuế không được hoàn và căn cứ pháp lý đối với số tiền thuế không được hoàn.
6. Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế, đại lý làm thủ tục hải quan để thực hiện dịch vụ đại lý thuế, đại lý làm thủ tục hải quan.
7. Được nhận quyết định xử lý về thuế, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế, được yêu cầu giải thích nội dung quyết định xử lý về thuế; được bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế; được nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quyết định xử lý về thuế sau thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý thuế.
8. Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật.
9. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.
10. Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
11. Không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, không tính tiền chậm nộp đối với trường hợp do người nộp thuế thực hiện theo văn bản hướng dẫn và quyết định xử lý của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
12. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật về tố cáo.
13. Được tra cứu, xem, in toàn bộ chứng từ điện tử mà mình đã gửi đến cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật này và pháp luật về giao dịch điện tử.
14. Được sử dụng chứng từ điện tử trong giao dịch với cơ quan quản lý thuế và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Theo đó, người nộp thuế được nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế của các cơ quan chức năng khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề cương đánh giá an toàn công trình mới nhất? Đề cương đánh giá an toàn công trình phải được lập như thế nào?
- Thông tư 15/2024 quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực xây dựng ra sao?
- Chở chó bằng xe máy có bị phạt không 2025? Dắt chó đi dạo bằng xe máy theo bị phạt bao nhiêu tiền?
- Nguyên tắc hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước? 23 hành vi bị nghiêm cấm là gì theo Quyết định 1962?
- Lời nhận xét môn Khoa học lớp 5 cuối kì 1 năm học 2024 2025? Lời nhận xét môn Khoa học lớp 5 theo Thông tư 27?