ICAO là gì? Tài liệu về an ninh hàng không của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế có thuộc danh mục tài liệu hạn chế không?
ICAO là gì?
ICAO được giải thích theo khoản 38 Điều 3 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT quy định cụ thể:
ICAO là tên viết tắt của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.
ICAO là gì? ICAO là tên viết tắt của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (Hình từ Internet)
Tài liệu về an ninh hàng không của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế có thuộc danh mục tài liệu hạn chế không?
Tài liệu về an ninh hàng không của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế có thuộc danh mục tài liệu hạn chế không theo Điều 7 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT quy định cụ thể:
Kiểm soát tài liệu an ninh hàng không
1. Việc xác định độ mật của tài liệu an ninh hàng không được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Danh mục tài liệu an ninh hàng không hạn chế bao gồm:
a) Các chương trình an ninh, quy chế an ninh hàng không được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt, chấp thuận;
b) Khuyến cáo, thông báo, kiểm tra, thử nghiệm, điều tra, khảo sát, các đánh giá nguy cơ về an ninh hàng không và hồ sơ các vụ việc vi phạm về an ninh hàng không chưa được công bố công khai;
c) Các quy chế phối hợp, văn bản hiệp đồng về an ninh hàng không giữa các cơ quan, đơn vị ngành hàng không với các cơ quan đơn vị liên quan;
d) Tài liệu về an ninh hàng không của ICAO hoặc do nước ngoài cung cấp được ICAO và phía nước ngoài xác định là tài liệu hạn chế;
đ) Các văn bản, tài liệu về an ninh hàng không khác mà Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam xác định là tài liệu hạn chế.
3. Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng tài liệu an ninh hạn chế đúng mục đích.
4. Tài liệu an ninh hàng không hạn chế chỉ cung cấp cho nơi nhận có ghi trong tài liệu. Việc cung cấp tài liệu cho đầu mối ngoài danh mục nơi nhận tài liệu phải được sự đồng ý bằng văn bản của thủ trưởng đơn vị ban hành tài liệu và có ký giao, nhận. Đồ vật cất giữ tài liệu an ninh hàng không hạn chế phải có dòng chữ “tài liệu hạn chế” tại nơi dễ dàng quan sát. Việc dự thảo, phát hành, quản lý, sử dụng, tiêu hủy tài liệu an ninh hàng không hạn chế được quy định cụ thể trong chương trình, quy chế an ninh hàng không của các cơ quan, đơn vị có chương trình, quy chế an ninh hàng không.
Theo đó, tài liệu về an ninh hàng không của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế hoặc do nước ngoài cung cấp được Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế và phía nước ngoài xác định là tài liệu hạn chế.
Bên cạnh đó, tài liệu an ninh hàng không hạn chế chỉ cung cấp cho nơi nhận có ghi trong tài liệu.
Việc cung cấp tài liệu cho đầu mối ngoài danh mục nơi nhận tài liệu phải được sự đồng ý bằng văn bản của thủ trưởng đơn vị ban hành tài liệu và có ký giao, nhận. Đồ vật cất giữ tài liệu an ninh hàng không hạn chế phải có dòng chữ “tài liệu hạn chế” tại nơi dễ dàng quan sát.
Việc dự thảo, phát hành, quản lý, sử dụng, tiêu hủy tài liệu an ninh hàng không hạn chế được quy định cụ thể trong chương trình, quy chế an ninh hàng không của các cơ quan, đơn vị có chương trình, quy chế an ninh hàng không.
Lưu ý:
Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng tài liệu an ninh hạn chế đúng mục đích.
Việc xác định độ mật của tài liệu an ninh hàng không được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Thông báo cho quốc gia liên quan và báo cáo cho Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế về các hành vi can thiệp bất hợp pháp như thế nào?
Thông báo cho quốc gia liên quan và báo cáo cho Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế theo Điều 90 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
(1) Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thông báo những thông tin về tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp hạ cánh trong lãnh thổ Việt Nam cho nhà chức trách hàng không của quốc gia liên quan trong thời gian sớm nhất có thể.
Thông tin bao gồm: loại tàu bay, số hiệu chuyến bay, đường bay, số lượng hành khách, tổ bay trên chuyến bay và những yêu cầu đề nghị các quốc gia liên quan trợ giúp. Thông báo được gửi tới:
- Quốc gia nơi tàu bay đăng ký;
- Quốc gia của nhà khai thác tàu bay;
- Quốc gia có các công dân bị chết, bị thương hoặc bị giữ do hành vi can thiệp bất hợp pháp;
- Quốc gia có công dân là hành khách trên tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp;
- ICAO.
(2) Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế về các hành vi can thiệp bất hợp pháp như sau:
- Báo cáo sơ bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BGTVT trong vòng 30 ngày kể từ ngày vụ việc xảy ra;
- Báo cáo chính thức theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIII ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BGTVT trong vòng 60 ngày kể từ ngày vụ việc xảy ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?