Kế hoạch chi tiết nội dung khảo sát tình trạng nhà và công trình có kết cấu khối xây gạch đá được lập như thế nào?
Khảo sát tình trạng nhà và công trình có kết cấu khối xây gạch đá là quá trình gì?
Theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9378:2012 về Khảo sát đánh giá tình trạng nhà và công trình xây gạch đá ban hành kèm theo Quyết định 3560/QĐ-BKHCN như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
3.1 Khảo sát (Investigation)
Là quá trình thu nhận các thông số kỹ thuật nhằm mô tả và đánh giá đúng tình trạng nhà và công trình (sau đây gọi chung là công trình).
...
Theo đó, khảo sát tình trạng nhà và công trình có kết cấu khối xây gạch đá là quá trình thu nhận các thông số kỹ thuật nhằm mô tả và đánh giá đúng tình trạng nhà và công trình.
Khảo sát tình trạng nhà và công trình có kết cấu khối xây gạch đá (Hình từ Internet)
Kế hoạch khảo sát tình trạng nhà và công trình có kết cấu khối xây gạch đá gồm bao bước?
Theo tiết 4.1.1 tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9378:2012 về Khảo sát đánh giá tình trạng nhà và công trình xây gạch đá ban hành kèm theo Quyết định 3560/QĐ-BKHCN như sau:
Trình tự và phương pháp khảo sát
...
4.1. Lập kế hoạch khảo sát đánh giá
...
4.1.1. Trình tự của kế hoạch: bao gồm 4 bước:
...
Theo đó, trình tự của kế hoạch khảo sát tình trạng nhà và công trình có kết cấu khối xây gạch bao gồm 4 bước:
- Thiết lập các mục tiêu cần khảo sát
- Thực hiện khảo sát công trình
- Đánh giá tình trạng công trình và dự báo
- Định hướng biện pháp xử lý (sửa chữa, cải tạo hoặc dở bỏ công trình
Kế hoạch chi tiết nội dung khảo sát tình trạng nhà và công trình có kết cấu khối xây gạch đá được lập như thế nào?
Theo tiết 4.1.3 tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9378:2012 về Khảo sát đánh giá tình trạng nhà và công trình xây gạch đá ban hành kèm theo Quyết định 3560/QĐ-BKHCN như sau, kế hoạch chi tiết nội dung khảo sát tình trạng nhà và công trình có kết cấu khối xây gạch đá được lập như sau:
Căn cứ mục tiêu và mức độ khảo sát, phần khảo sát chi tiết được trình bày thành các nhóm thông số đặc trưng: hình học, cơ học, vật lý, hóa học và môi trường. Trong từng phần đều có cấu trúc giống nhau gồm: các tham số đặc trưng, phương pháp và công cụ khảo sát, trình bày số liệu, những nhận xét đánh giá sơ bộ:
(1) Khảo sát đặc trưng hình học: đo vẽ kích thước các cấu kiện, công trình; xác định các biến dạng (chuyển vị, vết nứt). Ngoài ra còn phải đo vẽ cấu tạo kết cấu: chiều dày, chiều dài các lớp cấu tạo, các tiết diện giảm yếu, cách thức liên kết, cài gạch, bắt mỏ... Trong phần này cần ghi nhận các khuyết tật thấy bằng mắt thường.
Thiết bị và dụng cụ khảo sát: thước thép, thước kẹp, kính soi vết nứt, máy đo độ võng, các tenzo, máy trắc đạc... và các thiết bị khác.
Trình bày và xử lý số liệu:
- Sơ đồ vết nứt và bảng giá trị: chiều dài, chiều rộng, độ mở, khoảng cách giữa các vết nứt, hướng tiến triển...;
- Sơ đồ các biến dạng và mô tả: độ võng, cong vênh chuyển vị, hướng phát triển...;
- Vị trí các khuyết tật và mô tả;
- Phân loại: đặc điểm của các khuyết tật: ổn định, phát triển, xuyên tường, một phía, hướng ngang, dọc, chéo, đơn lẻ, dạng lưới, song song, cắt nhau...;
- Theo kích cỡ các vết nứt chia ra: vi nứt (độ mở ≤ 0,1 mm), nhỏ ( ≤ 0,3 mm), trung bình ( ≤ 0,5 mm), lớn ( ≤ 1,0 mm), phát triển ( ≤ 3,0 mm), phát triển cao ( ≤ 5 mm), phá hoại ( > 5 mm).
Nhận xét sơ bộ:
- Biến dạng thuộc loại nguy hiểm hoặc không nguy hiểm, khuyết tật có ảnh hưởng hay không cố ảnh hưởng đến kết cấu (theo phần 5 của tiêu chuẩn này);
- Dự đoán nguyên nhân hư hỏng và khả năng tiến triển biến dạng, khả năng tăng biến dạng đột biến (phá hoại);
- Đề xuất giải pháp gia cố tạm thời nếu cần;
- Kiến nghị hướng khảo sát bổ sung.
CHÚ THÍCH: Đối với cấu kiện xây gạch đá lâu năm thì sự xuất hiện vết nứt là dấu hiện hư hỏng nghiêm trọng nên phải đặc biệt quan tâm và khảo sát cẩn thận. Căn cứ vào đặc điểm phân bố các vết nứt có thể phán đoán nguyên nhân gây hư hỏng công trình (xem các Phụ lục A, B).
(2) Khảo sát các đặc trưng cơ học
Xác định những chỉ tiêu về độ bền vật liệu phục vụ cho việc đánh giá khả năng chịu lực của kết cấu (cường độ nén, kéo, uốn, cắt, mô đun đàn hồi, ứng suất trong kết cấu...). Đối với công trình cũ có sự thay đổi tính chất vật liệu theo chiều sâu nên việc xác định cũng được bố trí phù hợp để có được hình ảnh đầy đủ về khả năng chịu lực của kết cấu.
Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm: gồm những thiết bị đo đạc ở hiện trường, dụng cụ lấy mẫu và máy thí nghiệm trong phòng; từng loại có chỉ dẫn riêng về cách lấy mẫu, cách sử dụng). Chọn theo 2 phương pháp: thí nghiệm phá hoại và không phá hoại. Đối với kết cấu xây gạch đá, các thiết bị kiểu kích dẹt đo cường độ trực tiếp thể xây ở hiện trường là những phương tiện thuận lợi nhất hiện nay.
Trình bày và xử lý số liệu:
- Sơ đồ các vị trí lấy mẫu và kiểm tra;
- Bảng thống kê kết quả kiểm tra (các cấu kiện được phân ra từng cái hoặc từng nhóm, từng lô); các phương pháp đo và tiêu chuẩn áp dụng;
- Các giá trị đặc trưng cơ học của các cấu kiện và kết cấu; nêu phương pháp xử lý số liệu và tính toán thống kê cũng như các đặc trưng thống kê;
- Các biểu đồ ứng suất - biến dạng của vật liệu;
- Chênh lệch giá trị của đặc trưng cơ học (nếu có) theo chiều sâu kiểm tra kết cấu.
Nhận xét sơ bộ:
- Mức tương ứng của tình trạng kỹ thuật so với thiết kế hoặc chức năng công trình; mức tương ứng của việc tra bảng theo mác vật liệu so với kết quả thí nghiệm không phá hoại ở hiện trường;
- Dự đoán tình trạng chất lượng công trình.
(3) Khảo sát các đặc trưng vật lý
Các thông số đặc trưng vật lý được khảo sát chia thành 2 nhóm theo:
- Tính chất vật lý của vật liệu kết cấu: các thông số bổ trợ cho các thông số hình học và cơ học (khối lượng cấu Kiện, độ hút ẩm, độ mài mòn, độ cứng, độ rỗng, khả năng cháy, tính chất cách âm, cách nhiệt...);
- Tính chất vật lý kiến trúc: các thông số dùng để đánh giá các mặt tiện nghi và vệ sinh môi trường (độ chiếu sáng, độ thông thoáng, hấp thụ nhiệt độ mặt tường, độ ẩm không khí bên trong nhà...);
Các thông số trên được xác định theo các tiêu chuẩn phương pháp thử và hướng dẫn kỹ thuật hiện hành.
CHÚ THÍCH: Đối với công trình cũ. việc kiểm tra theo lớp để phát hiện các quá trình lý-hóa xảy ra theo chiều sâu trên công trình là rất quan trọng.
(4) Khảo sát tác động môi trường
Thu thập các số liệu: thông số khí hậu (độ ẩm không khí, nhiệt độ không khí, cường độ bức xạ, lượng mưa, tác nhân ăn mòn hóa học, sinh học...), địa chất thủy văn, môi sinh của khu vực. Trong nhiều trường hợp cần để ý đến cả hướng gió, hướng mưa hắt, chiều chuyển động của dòng nước đến và đi khỏi công trình...
Các mẫu cần lấy để phân tích:
- Mẫu vật liệu công trình, lấy theo lớp từ ngoài vào trong;
- Các mẫu môi trường, mẫu nước ngầm, khí thải, nước thải, không khí, chất thải rắn, mẫu đất nền, các tác nhân ăn mòn hóa học, sinh học (rêu, nấm, mối mọt...).
Trình bày và xử lý kết quả:
- Phân loại các mẫu thí nghiệm;
- Thành phần khoáng, hóa của các mẫu, phương pháp thử;
- Khả năng tương tác giữa các chất có trong mẫu vật liệu và môi trường, các phương án phản ứng hóa học;
- Mức độ suy thoái vật liệu: hàm lượng hóa chất trong kết cấu, tỷ lệ % diện tích, thể tích kết cấu tham gia phản ứng, chiều sâu ăn mòn, tốc độ quá trình ăn mòn...;
- Ảnh hưởng của các quá trình ăn mòn và phong hóa đến: màu sắc kiến trúc, kích thước hình học, tính năng cơ lý của kết cấu và hoạt động của công trình.
(5) Nhận xét sơ bộ:
- Mức độ tác động của môi trường đến hiện trạng kỹ thuật công trình;
- Hướng khắc phục (định hướng chung).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?