Kế hoạch kiểm tra hàng năm của Bộ Công Thương theo quy định được xây dựng dựa trên những căn cứ nào?
- Kế hoạch kiểm tra hàng năm của Bộ Công Thương theo quy định được xây dựng dựa trên những căn cứ nào?
- Việc xử lý chồng chéo trong xây dựng Kế hoạch kiểm tra của Bộ Công Thương được quy định thế nào?
- Phải thông báo về nội dung kiểm tra, thời gian kiểm tra tới đối tượng được kiểm tra trong thời gian bao lâu?
- Ai có thẩm quyền quyết định việc điều chỉnh Kế hoạch kiểm tra của Bộ Công Thương?
Kế hoạch kiểm tra hàng năm của Bộ Công Thương theo quy định được xây dựng dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ Điều 5 Quy chế về xây dựng và thực hiện Kế hoạch kiểm tra của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 1412/QĐ-BCT năm 2017 quy định về căn cứ để xây dựng Kế hoạch kiểm tra hàng năm như sau:
Căn cứ để xây dựng Kế hoạch kiểm tra hàng năm
Việc xây dựng Kế hoạch kiểm tra hàng năm dựa trên các căn cứ sau đây:
1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị;
2. Chỉ đạo, yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
3. Quyết định, chỉ thị, văn bản chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng;
4. Công tác quản lý, điều hành của Bộ Công Thương;
5. Hướng dẫn, định hướng về công tác kiểm tra hằng năm của Bộ Công Thương.
Như vậy, theo quy định, kế hoạch kiểm tra hàng năm của Bộ Công Thương được xây dựng dựa trên những căn cứ sau đây:
(1) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị;
(2) Chỉ đạo, yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
(3) Quyết định, chỉ thị, văn bản chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng;
(4) Công tác quản lý, điều hành của Bộ Công Thương;
(5) Hướng dẫn, định hướng về công tác kiểm tra hằng năm của Bộ Công Thương.
Kế hoạch kiểm tra hàng năm của Bộ Công Thương theo quy định được xây dựng dựa trên những căn cứ nào? (Hình từ Internet)
Việc xử lý chồng chéo trong xây dựng Kế hoạch kiểm tra của Bộ Công Thương được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Quy chế về xây dựng và thực hiện Kế hoạch kiểm tra của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 1412/QĐ-BCT năm 2017 quy định về kế hoạch kiểm tra hàng năm như sau:
Kế hoạch kiểm tra hàng năm
1. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao các Vụ, Cục, Tổng cục có trách nhiệm xây dựng gửi Thanh tra Bộ Kế hoạch kiểm tra của đơn vị mình trước ngày 05 tháng 12 hàng năm. Thanh tra Bộ có trách nhiệm tổng hợp trình Bộ trưởng ký ban hành Kế hoạch kiểm tra của Bộ Công Thương trước ngày 31 tháng 12 hàng năm;
2. Trên cơ sở Kế hoạch kiểm tra được phê duyệt các Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh tra Bộ có trách nhiệm thông báo tới đối tượng được kiểm tra về nội dung kiểm tra, thời gian kiểm tra chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ khi Kế hoạch kiểm tra được phê duyệt (Phụ lục 1)
3. Xử lý chồng chéo trong xây dựng Kế hoạch kiểm tra:
a) Kế hoạch kiểm tra của Thanh tra Bộ chồng chéo với Kế hoạch kiểm tra của các Vụ, Cục, Tổng cục thì Thanh tra Bộ tiến hành kiểm tra;
b) Trong trường hợp Kế hoạch kiểm tra của các đơn vị có sự chồng chéo, Thanh tra Bộ có trách nhiệm xem xét và trình Bộ trưởng Quyết định việc giao cơ quan chủ trì tiến hành kiểm tra.
Như vậy, theo quy định, việc xử lý chồng chéo trong xây dựng Kế hoạch kiểm tra của Bộ Công Thương được thực hiện như sau:
(1) Đối với kế hoạch kiểm tra của Thanh tra Bộ chồng chéo với Kế hoạch kiểm tra của các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Công Thương thì Thanh tra Bộ tiến hành kiểm tra;
(2) Trong trường hợp Kế hoạch kiểm tra của các đơn vị có sự chồng chéo thì Thanh tra Bộ có trách nhiệm xem xét và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương Quyết định việc giao cơ quan chủ trì tiến hành kiểm tra.
Phải thông báo về nội dung kiểm tra, thời gian kiểm tra tới đối tượng được kiểm tra trong thời gian bao lâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quy chế về xây dựng và thực hiện Kế hoạch kiểm tra của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 1412/QĐ-BCT năm 2017 quy định về kế hoạch kiểm tra hàng năm như sau:
Kế hoạch kiểm tra hàng năm
1. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao các Vụ, Cục, Tổng cục có trách nhiệm xây dựng gửi Thanh tra Bộ Kế hoạch kiểm tra của đơn vị mình trước ngày 05 tháng 12 hàng năm. Thanh tra Bộ có trách nhiệm tổng hợp trình Bộ trưởng ký ban hành Kế hoạch kiểm tra của Bộ Công Thương trước ngày 31 tháng 12 hàng năm;
2. Trên cơ sở Kế hoạch kiểm tra được phê duyệt các Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh tra Bộ có trách nhiệm thông báo tới đối tượng được kiểm tra về nội dung kiểm tra, thời gian kiểm tra chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ khi Kế hoạch kiểm tra được phê duyệt (Phụ lục 1)
3. Xử lý chồng chéo trong xây dựng Kế hoạch kiểm tra:
a) Kế hoạch kiểm tra của Thanh tra Bộ chồng chéo với Kế hoạch kiểm tra của các Vụ, Cục, Tổng cục thì Thanh tra Bộ tiến hành kiểm tra;
b) Trong trường hợp Kế hoạch kiểm tra của các đơn vị có sự chồng chéo, Thanh tra Bộ có trách nhiệm xem xét và trình Bộ trưởng Quyết định việc giao cơ quan chủ trì tiến hành kiểm tra.
Như vậy, theo quy định thì Thanh tra Bộ có trách nhiệm thông báo tới đối tượng được kiểm tra về nội dung kiểm tra, thời gian kiểm tra chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ khi Kế hoạch kiểm tra được phê duyệt.
Ai có thẩm quyền quyết định việc điều chỉnh Kế hoạch kiểm tra của Bộ Công Thương?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy chế về xây dựng và thực hiện Kế hoạch kiểm tra của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 1412/QĐ-BCT năm 2017 quy định về việc điều chỉnh Kế hoạch kiểm tra hàng năm như sau:
Điều chỉnh Kế hoạch kiểm tra hàng năm
1. Hàng quý, Các Vụ, Cục, Tổng cục rà soát việc thực hiện Kế hoạch kiểm tra hàng năm, trong trường hợp cần điều chỉnh Kế hoạch kiểm tra (bổ sung vào kế hoạch hoặc đưa ra khỏi kế hoạch, thay đổi thời gian kiểm tra) có văn bản gửi Thanh tra Bộ tổng hợp;
2. Thanh tra Bộ có trách nhiệm tổng hợp và trình Lãnh đạo Bộ quyết định việc điều chỉnh Kế hoạch kiểm tra.
Như vậy, theo quy định, Thanh tra Bộ có trách nhiệm tổng hợp và trình Lãnh đạo Bộ quyết định việc điều chỉnh Kế hoạch kiểm tra của Bộ Công Thương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?