Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong việc mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương được lập theo nguyên tắc nào?
- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong việc mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương được lập theo nguyên tắc nào?
- Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong việc mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương là gì?
- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong việc mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gồm những nội dung nào?
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong việc mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương được lập theo nguyên tắc nào?
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 95/2020/NĐ-CP về nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau:
Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.
2. Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu theo quy định tại Điều 29 của Nghị định này.
3. Việc phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và quy mô gói thầu hợp lý.
4. Không được chia nhỏ gói thầu để tránh áp dụng Nghị định này.
Theo đó, kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong việc mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương được lập theo nguyên tắc được quy định tại Điều 26 nêu trên.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(Hình từ Internet)
Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong việc mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương là gì?
Theo Điều 28 Nghị định 95/2020/NĐ-CP quy định về lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau:
Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án:
a) Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và các tài liệu có liên quan. Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;
b) Nguồn vốn cho dự án;
c) Điều ước quốc tế, thỏa thuận đối với dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;
d) Kết quả tham vấn thị trường (nếu có);
đ) Các văn bản pháp lý liên quan.
2. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm thường xuyên:
a) Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức; trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện có cần thay thế, mua bổ sung, mua sắm mới phục vụ cho công việc;
b) Quyết định mua sắm được phê duyệt;
c) Nguồn vốn, dự toán mua sắm thường xuyên được phê duyệt;
d) Đề án mua sắm trang bị cho toàn ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (nếu có);
đ) Kết quả thẩm định giá của cơ quan, tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá hoặc báo giá hoặc kết quả đấu thầu rộng rãi qua mạng đối với gói thầu tương tự (nếu có).
3. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập sau khi có quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm hoặc đồng thời với quá trình lập dự án, dự toán mua sắm hoặc trước khi có quyết định phê duyệt dự án đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.
Theo đó, tùy thuộc vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu là đối với dự án hay mua sắm thường xuyên mà căn cứ lập kế hoạch có sự khác nhau và được quy định cụ thể tại Điều 28 nêu trên.
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong việc mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 95/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 9 Điều 1 Nghị định 09/2022/NĐ-CP quy định về nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu như sau:
Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu
1. Tên gói thầu:
Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với nội dung nêu trong dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt, trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.
2. Giá gói thầu:
a) Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án; dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên. Trường hợp dự toán đã được phê duyệt trước khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì căn cứ dự toán để lập giá gói thầu. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng (chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh, chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá), phí, lệ phí và thuế. Việc xác định chi phí dự phòng phải phù hợp với điều kiện, quy mô, tính chất của từng gói thầu trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật chuyên ngành.
...
3. Tùy chọn mua thêm (nếu có):
Trường hợp gói thầu áp dụng tùy chọn mua thêm, trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ giá trị của phần tùy chọn mua thêm. Tùy chọn mua thêm chỉ được áp dụng khi bố trí được nguồn vốn cho phần công việc này.
4. Nguồn vốn:
Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp vốn, thời gian cấp vốn để thanh toán cho nhà thầu; trường hợp sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi thì phải ghi rõ tên nhà tài trợ và cơ cấu nguồn vốn, bao gồm vốn tài trợ, vốn đối ứng trong nước.
5. Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu:
Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ hình thức theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Nghị định này và phương thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các Điều 22, 23, 24 và 25 của Nghị định này; lựa chọn nhà thầu nội khối hoặc quốc tế, có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn hay không áp dụng.
6. Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu:
Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, được ghi rõ theo tháng hoặc quý trong năm. Trường hợp đấu thầu rộng rãi có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.
7. Loại hợp đồng:
Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải xác định rõ loại hợp đồng theo quy định tại Điều 80 của Nghị định này để làm căn cứ lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; ký kết hợp đồng.
8. Thời gian thực hiện hợp đồng:
Thời gian thực hiện hợp đồng là số ngày tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng, trừ thời gian thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có).
Như vậy, kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong việc mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gồm những nội dung được quy định chi tiết tại Điều 29 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?