Kế hoạch phát triển nhà ở công vụ thuộc Bộ quốc phòng được lập và chấp thuận như thế nào? Kế hoạch phát triển nhà ở công vụ phải bao gồm những nội dung nào?
Kế hoạch phát triển nhà ở công vụ bao gồm những nội dung nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về nội dung kế hoạch phát triển nhà công vụ như sau:
Kế hoạch phát triển nhà ở công vụ
1. Việc lập và phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở công vụ được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Luật Nhà ở.
2. Nội dung kế hoạch phát triển nhà ở công vụ bao gồm việc xác định loại và số lượng nhà ở (nhà ở riêng lẻ, căn hộ chung cư); tổng diện tích sử dụng nhà ở; địa điểm xây dựng và diện tích đất để đầu tư xây dựng nhà ở hoặc số lượng, loại nhà ở thương mại cần mua, thuê để làm nhà ở công vụ; nguồn vốn, phương thức huy động vốn để đầu tư xây dựng hoặc mua, thuê nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ; phân kỳ đầu tư hàng năm và 05 năm; dự kiến tiến độ thực hiện kế hoạch; xác định trách nhiệm của các cơ quan chủ trì lập kế hoạch và cơ quan phối hợp.
3. Các cơ quan trung ương quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 27 của Luật Nhà ở có trách nhiệm xác định nhu cầu nhà ở công vụ theo biểu mẫu do Bộ Xây dựng hướng dẫn và gửi Bộ Xây dựng thẩm định; sau khi thẩm định nhu cầu nhà ở công vụ của các cơ quan trung ương, Bộ Xây dựng thực hiện xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở công vụ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
4. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lập kế hoạch phát triển nhà ở công vụ của đơn vị mình và gửi ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng. Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận kế hoạch.
5. Đối với địa phương thì Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở công vụ để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trong kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương hoặc phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở công vụ riêng và báo cáo Bộ Xây dựng để tổng hợp.
6. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục xác định nhu cầu về nhà ở công vụ và việc chấp thuận kế hoạch phát triển nhà ở công vụ.
Theo đó, kế hoạch phát triển nhà ở công vụ bao gồm những nội dung như:
- Xác định loại và số lượng nhà ở (nhà ở riêng lẻ, căn hộ chung cư);
- Xác định tổng diện tích sử dụng nhà ở;
- Xác định địa điểm xây dựng và diện tích đất để đầu tư xây dựng nhà ở hoặc số lượng, loại nhà ở thương mại cần mua, thuê để làm nhà ở công vụ; nguồn vốn, phương thức huy động vốn để đầu tư xây dựng hoặc mua, thuê nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ;
- Phân kỳ đầu tư hàng năm và 05 năm;
- Dự kiến tiến độ thực hiện kế hoạch;
- Xác định trách nhiệm của các cơ quan chủ trì lập kế hoạch và cơ quan phối hợp.
Kế hoạch phát triển nhà ở công vụ thuộc Bộ quốc phòng được lập và chấp thuận như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Điều 27 Luật Nhà ở 2014 quy định về việc lập về chấp thuận kế hoạch phát triển nhà ở như sau:
Nhà ở công vụ và kế hoạch phát triển nhà ở công vụ
...
3. Kế hoạch phát triển nhà ở công vụ được lập và chấp thuận như sau:
a) Cơ quan trung ương có trách nhiệm xác định nhu cầu về nhà ở công vụ của cơ quan mình gửi Bộ Xây dựng để thẩm định và xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở công vụ của các cơ quan trung ương trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở công vụ của các đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 32 của Luật này và trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập và phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở công vụ trong kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương theo quy định tại Điều 15 của Luật này;
d) Cơ quan lập kế hoạch quy định tại các điểm a, b và c khoản này phải xác định rõ nhu cầu về nhà ở công vụ bao gồm loại nhà ở, số lượng, diện tích sàn nhà ở; địa điểm xây dựng và diện tích đất để xây dựng nhà ở hoặc diện tích nhà ở thương mại cần mua, thuê để làm nhà ở công vụ; nguồn vốn và phân kỳ đầu tư hằng năm và 05 năm; xác định trách nhiệm của các cơ quan liên quan.
...
Bộ Quốc phòng có trách nhiệm xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở công vụ của các đối tượng mà pháp luật quy định và trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng.
Bộ Quốc phòng phải xác định rõ nhu cầu về nhà ở công vụ bao gồm loại nhà ở, số lượng, diện tích sàn nhà ở; địa điểm xây dựng và diện tích đất để xây dựng nhà ở hoặc diện tích nhà ở thương mại cần mua, thuê để làm nhà ở công vụ; nguồn vốn và phân kỳ đầu tư hằng năm và 05 năm; xác định trách nhiệm của các cơ quan liên quan.
Kế hoạch phát triển nhà ở công vụ thuộc Bộ quốc phòng được lập và chấp thuận như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc lựa chọn chủ đầu tư cho kế hoạch xây dựng nhà ở công vụ do Bộ quốc phòng đầu tư do ai thực hiện?
Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 28 Luật Nhà ở 2014 quy định về việc lựa chọn chủ đầu tư dự án như sau;
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ và lựa chọn chủ đầu tư dự án
...
2. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ có các loại sau đây:
a) Dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư theo đề nghị của Bộ Xây dựng để cho các đối tượng của các cơ quan trung ương thuê, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Dự án do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quyết định đầu tư sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận để cho đối tượng thuộc diện quy định tại điểm d khoản 1 Điều 32 của Luật này thuê;
c) Dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh để cho các đối tượng được điều động, luân chuyển đến làm việc tại địa phương.
Đối với các đối tượng được điều động, luân chuyển đến làm việc ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi chung là cấp huyện), đối tượng quy định tại các điểm c, đ, e và g khoản 1 Điều 32 của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư dự án hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư dự án.
3. Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định lựa chọn chủ đầu tư dự án quy định tại điểm a khoản 2 Điều này theo đề nghị của Bộ Xây dựng;
b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định lựa chọn chủ đầu tư dự án quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn chủ đầu tư dự án quy định tại điểm c khoản 2 Điều này theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh.
Như vậy, dự án xây dựng nhà ở công vụ do Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thì Bộ Quốc phòng sẽ tự lựa chọn chủ đầu tư cho dự án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ đội địa phương là lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân? Chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân?
- Việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản từ 2025 như thế nào? Tài sản nào không được kê biên trong thi hành án dân sự?
- Concert ATSH đêm 3 và đêm 4 tổ chức tại sân Mỹ Đình được UBND Thành phố Hà Nội thống nhất theo Thông báo 4032?
- Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất ở có phải xin phép không? Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa như thế nào?
- Giới nghiêm là biện pháp cấm người đi lại đúng không? Ai ban bố lệnh giới nghiêm tại địa phương cấp tỉnh?