Kế hoạch phòng chống thiên tai được xây dựng tại các cấp địa phương, cấp bộ và cấp quốc gia theo chu kỳ bao nhiêu năm?
Kế hoạch phòng chống thiên tai được xây dựng tại các cấp địa phương, cấp bộ và cấp quốc gia theo chu kỳ bao nhiêu năm?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định như sau:
Kế hoạch phòng, chống thiên tai
1. Kế hoạch phòng, chống thiên tai được xây dựng tại các cấp địa phương, cấp bộ và cấp quốc gia theo chu kỳ kế hoạch 05 năm tương ứng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và được điều chỉnh hằng năm.
...
Như vậy kế hoạch phòng chống thiên tai được xây dựng tại các cấp địa phương, cấp bộ và cấp quốc gia theo chu kỳ kế hoạch 05 năm tương ứng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và được điều chỉnh hằng năm.
Kế hoạch phòng chống thiên tai (Hình từ Internet)
Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp xã gồm các nội dung chính nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định như sau:
Kế hoạch phòng, chống thiên tai
...
2. Kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp xã gồm các nội dung chính sau đây:
a) Đánh giá và cập nhật hằng năm về đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng trong phạm vi quản lý;
b) Xác định nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai phù hợp với từng loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường xảy ra tại địa phương, chú ý đến đối tượng dễ bị tổn thương, bao gồm tổ chức thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai; xây dựng phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai cụ thể; tổ chức thường trực, cập nhật thông tin diễn biến thiên tai; xác định khu vực nguy hiểm; chuẩn bị địa điểm sơ tán; tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai;
c) Chuẩn bị vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cho hoạt động phòng, chống thiên tai;
d) Đề xuất nhu cầu về nguồn lực và xác định tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai tại địa phương;
đ) Xác định trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai.
...
Như vậy kế hoạch phòng chống thiên tai cấp xã gồm các nội dung chính sau:
- Đánh giá và cập nhật hằng năm về đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng trong phạm vi quản lý;
- Xác định nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai phù hợp với từng loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường xảy ra tại địa phương, chú ý đến đối tượng dễ bị tổn thương, bao gồm tổ chức thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai; xây dựng phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai cụ thể; tổ chức thường trực, cập nhật thông tin diễn biến thiên tai; xác định khu vực nguy hiểm; chuẩn bị địa điểm sơ tán; tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai;
- Chuẩn bị vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cho hoạt động phòng, chống thiên tai;
- Đề xuất nhu cầu về nguồn lực và xác định tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai tại địa phương;
- Xác định trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai.
Nội dung này được hướng dẫn bởi Mục 3 Chương II Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT.
Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp huyện gồm các nội dung chính nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định như sau:
Kế hoạch phòng, chống thiên tai
...
3. Kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp huyện gồm các nội dung chính sau đây:
a) Đánh giá và cập nhật hằng năm về đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng trong phạm vi quản lý;
b) Tình hình thiên tai của địa phương;
c) Xác định nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai phù hợp với từng loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường xảy ra tại địa phương, chú ý đến đối tượng dễ bị tổn thương, bao gồm xây dựng công trình phòng, chống thiên tai của địa phương theo phân cấp; tổ chức thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai; xác định khu vực nguy hiểm; xây dựng phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai cụ thể; tổ chức thường trực, cập nhật thông tin diễn biến thiên tai; tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai;
d) Chuẩn bị vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cho hoạt động phòng, chống thiên tai, trang thiết bị chuyên dùng cho hoạt động chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai;
đ) Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
e) Đề xuất nhu cầu về nguồn lực và xác định tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai tại địa phương;
g) Xác định trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai.
...
Như vậy kế hoạch phòng chống thiên tai cấp huyện gồm các nội dung chính sau:
- Đánh giá và cập nhật hằng năm về đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng trong phạm vi quản lý;
- Tình hình thiên tai của địa phương;
- Xác định nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai phù hợp với từng loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường xảy ra tại địa phương, chú ý đến đối tượng dễ bị tổn thương, bao gồm xây dựng công trình phòng, chống thiên tai của địa phương theo phân cấp; tổ chức thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai; xác định khu vực nguy hiểm; xây dựng phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai cụ thể; tổ chức thường trực, cập nhật thông tin diễn biến thiên tai; tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai;
- Chuẩn bị vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cho hoạt động phòng, chống thiên tai, trang thiết bị chuyên dùng cho hoạt động chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai;
- Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
- Đề xuất nhu cầu về nguồn lực và xác định tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai tại địa phương;
- Xác định trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai.
Nội dung này được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương II Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?