Kế hoạch phòng thủ dân sự ở địa phương do ai chỉ đạo xây dựng? Kế hoạch phòng thủ dân sự ở địa phương theo chu kỳ bao nhiêu năm?
Kế hoạch phòng thủ dân sự ở địa phương do ai chỉ đạo xây dựng?
Căn cứ theo Điều 52 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định như sau:
Trách nhiệm của chính quyền địa phương
...
2. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự tại địa phương có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành văn bản để tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và các nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền giao về phòng thủ dân sự tại địa phương;
b) Chỉ đạo xây dựng, thực hiện kế hoạch phòng thủ dân sự; triển khai xây dựng, huấn luyện, huy động lực lượng thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự; bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự tại địa phương;
c) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về bảo đảm ngân sách cho hoạt động phòng thủ dân sự tại địa phương;
d) Chỉ đạo và thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng về phòng thủ dân sự tại địa phương.
Như vậy, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng, thực hiện kế hoạch phòng thủ dân sự tại địa phương.
Kế hoạch phòng thủ dân sự ở địa phương do ai chỉ đạo xây dựng? (hình từ internet)
Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự ở địa phương theo chu kỳ bao nhiêu năm?
Căn cứ theo Điều 12 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định như sau:
Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự
1. Kế hoạch phòng thủ dân sự các cấp được xây dựng theo chu kỳ 05 năm và được điều chỉnh khi cần thiết.
2. Nội dung kế hoạch phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Đánh giá đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường, tình hình phát triển của các ngành kinh tế và cơ sở hạ tầng;
b) Dự báo các tình huống sự cố, thảm họa có thể xảy ra;
c) Xác định các biện pháp có thể được áp dụng tương ứng với từng cấp độ phòng thủ dân sự;
d) Xác định nội dung phòng thủ dân sự cần lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương;
đ) Xác định nguồn lực, tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng thủ dân sự;
e) Xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
...
Như vậy, kế hoạch phòng thủ dân sự ở địa phương được xây dựng theo chu kỳ 05 năm và được điều chỉnh khi cần thiết.
Theo đó, nội dung kế hoạch phòng thủ dân sự bao gồm:
- Đánh giá đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường, tình hình phát triển của các ngành kinh tế và cơ sở hạ tầng;
- Dự báo các tình huống sự cố, thảm họa có thể xảy ra;
- Xác định các biện pháp có thể được áp dụng tương ứng với từng cấp độ phòng thủ dân sự;
- Xác định nội dung phòng thủ dân sự cần lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương;
- Xác định nguồn lực, tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng thủ dân sự;
- Xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ huy thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ mấy?
Căn cứ theo Điều 33 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định như sau:
Chỉ huy lực lượng phòng thủ dân sự
...
3. Việc chỉ huy trong các cấp độ phòng thủ dân sự được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ huy các lực lượng, phương tiện trên địa bàn để thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 1 quy định tại Điều 22 của Luật này và biện pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ huy các lực lượng, phương tiện trên địa bàn để thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 2 quy định tại Điều 23 của Luật này và biện pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
c) Thủ tướng Chính phủ chỉ huy lực lượng, phương tiện của Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương để thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 3 quy định tại Điều 24 của Luật này và biện pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
d) Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, khắc phục của các lực lượng, phương tiện trên địa bàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia và Thủ tướng Chính phủ.
...
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ huy các lực lượng, phương tiện trên địa bàn để thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 1 và biện pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?
- 15 thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân theo Nghị định 154/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?